Mùa Hè năm đó 1972, Cộng sản Bắc Việt bất ngờ vượt sông Bến Hải tấn công vũ bảo vào Quảng Trị nguyên là vùng lãnh thổ địa đầu giới tuyến của Việt Nam Cộng Hòa với lực lượng quân số hơn 40 ngàn người gồm 6 Sư đoàn Bộ Binh chính quy và nhiều đơn vị cấp trung đoàn, cơ giới pháo binh, chiến xa yểm trợ khác...
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 1/10/2023 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Nhân quả Tâm linh
Phàm những kẻ đại gian đại ác
Theo lẽ thường thiên lý bất dung
Đương thời bá đạo cuồng hung
Đến khi chung mạng Âm Cung xử hình
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 24/8/2022 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Nói láo như vẹm
Nói láo như vẹm là câu nói của Thủ tướng Trần Trọng Kim (1883-1953) đối với Việt minh Cộng sản. Là học giả, nhà giáo, nhà văn... và là nhà nghiên cứu sử học (tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược) dưới thời vua Bảo Đại thuộc chính phủ Quốc Gia Việt Nam.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 23/8/2022 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Tản mạn về bò đỏ và tội ác CSVN
Tương lai dân tộc rồi sẽ về đâu?
Nợ công ngập đầu quan tham nhung nhúc
Bào mòn đất nước chúng lột da mình
Cướp đất giết người oan khiên như núi. » (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 9/3/2022 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Khổ đau và Hạnh phúc
Phần lớn, đau khổ luôn hiện diện thường xuyên trong cuộc sống con người. Trái lại hanh phúc lại không dễ dàng có được mãi mãi cho bất kỳ ai.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 31/12/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Đạo bất đồng bất tương giao
Trong mối tương giao hàng ngày tôi hay thường nghĩ: Đạo bất đồng bất tương giao. Đại ý là nếu không cùng đường (cùng chí hướng, cùng mục đích lý tưởng) thì không thể giao lưu, giao kết với nhau được.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 22/12/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Hoài niệm xưa (3)
Về tới gia đình được ít hôm thì tôi lấy xe đạp chạy ra Cần Thơ tìm thăm lại mấy bạn học cũ cùng quê gần nhà nhất, cũng là anh em cùng khoá mới ra trường rủ nhau "hùng tiền công ty" đi ăn, vì đứa nào cũng nghèo; cà phê bát phố, dạo bến Ninh Kiều và tạt vô rạp Huỳnh Lạc coi xi nê.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 21/9/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Hoài niệm xưa
Hoài niệm xưa - thật ra chỉ là chuyện riêng rẽ bên lề của một người lính VNCH, mới phục vụ có 3 năm trong quân ngũ; chưa đủ thâm niên công vụ và kinh nghiệm chiến trường; nhưng viết lại để tự mình hồi tưởng về một thời chinh chiến xa xưa đầy đau thương, vui buồn bi tráng.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 11/8/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Chuyện khó tin
Năm đó về quê thăm gia đình. Bấy giờ đang là mùa mưa, giông gió thường hay xảy ra kèm theo sấm chớp và những trận mưa rào bất chợt. Nhưng đó chỉ là hiện tượng thời tiết tự nhiên. » (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 23/7/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Cầu nguyện mùa Đại Dịch
Để đối phó với đại dịch, người Phật tử hay bất kỳ lương giáo hữu duyên nào, ngoài việc phòng chống dịch bệnh cũng cần thêm tha lực gia trì của chư Phật, Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ và chư vị Hộ pháp Thiện thần qua Cầu nguyện và Sám hối mỗi ngày theo cách riêng của mình vào những giờ giấc nhất định hay ít nhất trong điều kiện thích hợp có thể. » (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 14/6/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Tản cư
Vào thời chiến nhà tôi mấy lần phải tản cư. Lúc đầu má tôi mua bán ở tận vùng meo quê Ngoại, sau đó nghe theo lời kêu gọi của chính phủ Quốc Gia nên phải dời sang vùng phụ cận có Ấp Tân Sinh và Quân đội VNCH bảo vệ.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 04/6/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Người khách không mời
Năm đó về quê có ghé lại thăm nhà một người bà con. Nhân lúc chủ nhà bận rộn dưới bếp liền tản bộ ra sau vườn thăm thú, xem cây trái đang mùa rồi bắt ghế ra mé hiên nhà trên ngồi tựa dưới tàng cây vú sữa để ngắm dòng sông.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 04/6/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Ai tàn độc nhất lịch sử Việt Nam
Lướt trên You-Tube tình cờ đọc được chủ đề: 5 NHÂN VẬT TÀN ĐỘC NHẤT LỊCH SỬ VIỆT NAM của kênh Hố Xanh Kiến Thức. https://www.youtube.com . Mở đầu là phần giới thiệu bởi một hoạt hình Hạt Giống Đỏ với ngôi sao vàng Phúc Kiến là tôi đã đoán biết trước được toàn bộ nội dung của câu chuyện sẽ được diễn giải, đả kích như thế nào rồi.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 27/05/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Sinh tử đời người
Ngay sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, miền Nam đã bị rơi vào tay lũ tộc Hồ mọi rợ ác ôn Cộng sản Bắc Việt và bọn tay sai khủng bố Việt cộng, Mặt trận Giải phóng MNVN. Nhiều năm tiếp theo đó là chuỗi ngày đằng đẳng đau thương uất hận và đen tối nhất của quân dân cán chính miền Nam VNCH; ngoại trừ những gia đình cán bộ hay có công "cách mạng"
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 18/03/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Ki-Nô
Mùa hè năm đó bất ngờ có một người bạn tới thăm để trao cho tôi một món quà. Chuyện bắt đầu từ trước đó không lâu khi biết tôi vừa mua lại được một căn nhà và bạn nói sẽ đến chơi.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 25/01/2021 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Chay Mặn và Thiện Ác
Thời trước việc ăn chay của người dân miền châu thổ sông Cửu Long thường rất đơn thuần, đạm bạc mà không hề phức tạp hay diễn giải lôi thôi như thời hiện đại, kể từ sau năm 1975 khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 18/12/2020 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Về thăm quê ngoại
Mùa mưa lại đến. Nước dâng sâm sấp phủ đồng. Quê ngoại với những món lươn um rau ngỗ, bánh xèo chột năn điên diển, canh chua bông súng, rau đắng mắm kho... » (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 12/12/2020 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Món ngon cá chạch
Tuổi thơ đi qua như một giấc mộng, mới thoáng đó mà đã thấy già. Giờ ngồi ôn lại những kỷ niệm thời niên thiếu cũng lấy đó làm vui.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 29/11/2020 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Cá trê
Vào thời chiến gia đình tôi phải sinh sống ở hai nơi. Má tôi ở lại quê ngoại ngoài nghề làm nông còn mở tiệm mua bán tạp hóa trong vùng. Ba tôi sống và làm việc bên quê nội, làm công chức cho chế độ VNCH trong Ty Giáo Dục, vừa trông nom anh em chúng tôi trong công việc học hành.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 20/09/2020 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
The Hoang Sa and Truong Sa islands (PARACEL AND SPRATLY ISLANDS) belong to Vietnam; under the legal and historical sovereignty of the Republic of South Vietnam, the Hanoi Communists accepted what did not belong to them and then implicitly dedicate themselves to China according to Pham Van Dong's 1958 Note of Selling the Country.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 07/10/2018 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
CHIM ANH VŨ
Trong truyện cổ "Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn": » LÒNG HIẾU CỦA CHIM ANH VŨ có nói về một loài chim trắng nuột, tuyệt đẹp có tên là Anh Vũ, trông tựa như Bồ câu nhưng không mập mạp mà thân hình thon thả, cánh dài, mỏ hồng, chân móng đều rực sắc chu sa và sức bay xa, cao, nhanh như chớp giật...
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 28/04/2018 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
SỰ THẬT NHƯ MƠ
Ta ngồi đây hồi tưởng
Thời chinh chiến xa xưa...
Hỡi núi rừng vất vưởng
Hồn ở đâu trong mưa?» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 04/05/2018 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Khai bút (Trích lại từ Facebook)
@1Vào Face xin nhớ cho rằng
Thờ Hồ, theo Cộng có bằng như không
Đạo người thóa mạ, cuồng ngông
Bất lương, tà kiến đừng hòng kết giao
Bỏ đi, tu tỉnh lại nào
Ta mà biết được một đao đứt...liền!
@2 Giặc Hồ cờ đỏ cút mau,
Ma cô đảng cướp chớ vào nơi đây.
Bất lương chẳng chóng thì chầy,
Gieo nhân bất thiện quả xoay sớm chiều.
Tham tàn bạo lực đã nhiều...
Đừng gây thêm nữa những điều ác gian.
@3 Đạo bất đồng, bất tương dung (*)
Không ưa giặc Cộng không cùng quỷ ma
Buôn dân, phá đạo, gian tà
Cả ba thứ đó phải ra nhị tỳ.
(*) Khổng Tử: Đạo bất đồng bất tương vi mưu
❏ Đăng ngày: 28/04/2018 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Nhớ ngày Quốc Hận và tiếng mõ ấp Chiến lược
Quốc hận 30 tháng Tư là ngày tang thương đất nước đối với quân dân cán chính miền Nam Việt Nam Cộng Hòa yêu chuộng tự do công lý hòa bình.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 28/04/2018 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
Lúc Đức Phật còn tại thế và trong thời kỳ chuyển pháp luân hoằng hóa thì hình như chưa có từ tôn giáo như Phật giáo chẳng hạn, mà thông thường chỉ nghe nói đến đạo ông Cồ Đàm (của dòng họ Thích Ca: Gautama Shakiya) hay Đạo Phật. Đây chỉ là suy luận cá nhân của người viết.
» (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 29/03/2018 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
SỐNG VỚI NIỀM TIN
Đời người hẳn trãi qua nhiều sóng gió
Với niềm tin ta sẽ được sống còn
Đừng tuyệt vọng dù khổ đau, khốn khó
Bột không nhồi sao có được bánh ngon? » (xem tiếp)
❏ Đăng ngày: 16/02/2018 @ Hậu Giang Hoàng Thanh
Về thăm quê cậu
Quê cậu Chín ngày trước năm '75' ở vùng quận Thuận Hòa, có thời còn gọi là Mỹ Tú nay là huyện Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng. Nằm về hướng tây bắc cách thành phố Ba Xuyên cũ chừng 20 cây số ngàn, quận lỵ vùng giao tranh ác liệt một thời nổi tiếng cũng như Chương Thiện Vị Thanh hay Phước Long An Lộc.
» (xem tiếp)
ôi gặp chị Tố trong một lần tìm đường vượt biên cách đây đã lâu. Chị có vẻ nhanh nhẹn hoạt bát; tướng mạo diễm lệ, đoan trang trí thức. Bấy giờ chị có dẫn theo một bé gái trông thật xinh xắn dễ thương, đâu độ chừng hai ba tuổi chi đó.
Lần trò chuyện tình cờ hôm đó, chị hỏi:
- Quê anh ở đâu?
- "Cần Thơ". Tôi đáp.
- Vậy anh học trung học trường nào?
- Trường Trung học Công lập Hoàng Diệu, Ba Xuyên. (nay là Sóc Trăng.)
- Ủa, sao anh nói quê ở Cần Thơ mà lại theo học trường Hoàng Diệu ở Sóc Trăng?
Tôi giải thích:
- Tại tôi ở cả hai nơi, quê ngoại ở Sóc Trăng và quê nội ở Cần Thơ. Ở Sóc Trăng thì theo học trường Hoàng Diệu được mấy năm, từ Đệ Thất đến Đệ Tứ. Lúc ấy chiến tranh đã lan rộng tới châu thành Khánh Hưng, và tình hình an ninh cũng bắt đầu báo động. Tụi nó liên tục đặt chất nổ phá hoại, khủng bố, giết người, ném lựu đạn bừa bải vào rạp hát, công viên, văn phòng, công sở... cho nên gia đình tôi bắt phải chuyển trường lên Cần Thơ học tiếp để được an toàn.
- "A, thì ra là thế." Chị reo lên, rồi trầm giọng nói:
- Em cũng học tại đây. Ba em cũng bị Việt cộng sát hại.
Quá bất ngờ, tôi tò mò hỏi:
- Ba chị là ai mà bị VC giết vậy?
- Tô Quốc.
Hết sức sững sờ tôi nói:
- Tôi biết thầy Tô Quốc. Thầy là Tổng Giám Hiệu của trường Hoàng Diệu. Nhưng không biết chị là con gái của thầy. Chiều tối hôm đó thầy Tô Quốc cùng mấy người bạn tới dự buổi dạ tiệc tại Hồ Nước Ngọt (hồ Tịnh tâm) thì bị Việt cộng quăng lựu đạn vào giữa bàn làm chết nhiều người và gây thương tích vô số cho những người xung quanh khác. Hình như lúc đó là vào khoảng thời gian năm sáu mươi tám (1968) thì phải.
Chuyện khủng bố đó ai ai cũng biết. Thầy hiệu trưởng Phan Ngọc Răng lúc bấy giờ có ra thông báo cho toàn trường để dành phút tưởng niệm ngay sau lễ chào cờ buổi sáng ngày hôm sau.
Sau này khi thầy Lê Xuân Vịnh về thay thế thầy Răng cho nhiệm kỳ kế tiếp thì tôi đã xin chuyển trường về Cần Thơ học tiếp tục cho đến hết bậc trung học.
Và qua câu chuyện trên, tôi mới vỡ lẽ thì ra chị chính là Tô Tố Tố, ái nữ của thầy Tổng Giám hiệu Tô Quốc.
Mà cũng nhờ đó mới biết được chị thông thạo cả sinh ngữ Anh văn, Pháp, Quan thoại và tiếng Quảng đông. Đó là nhân một dịp có phái đoàn truyền giáo từ Đài Loan sang giảng đạo mà chị là thông dịch viên được dự mời.
Lần đó cả hội trường đông nghịch người ngồi lắng nghe lời phiên dịch lưu loát, thánh thoát của chị.
Lần cuối cùng gặp chị, tôi đùa:
- Tên chị là Tô Tố Tố, mà chị có quen ai tên Hân Tố Tố, con gái của Bạch mi Ưng vương Hân Thiên Chính trong Cô gái Đồ long (Ỷ thiên đồ long đao) không?
Nghe thế chị cười ha hả:
- Không quen. Bộ anh có đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung à?
Tôi gật nhẹ:
- Thỉnh thoảng cũng có. À, mà này. Nếu qua được Mỹ rồi, nếu có ai gởi thư cho chị thì phải đề thư làm sao ta? Như vầy đây - trên bì thư có hai phần; phần ghi tên người gởi, thí dụ FROM: Nguyễn văn A, và phần ghi tên người nhận, mà người đó là chị. Vậy phải ghi là TO: TO TO TO. Nếu vậy thì bưu tín viên làm sao hiểu được đó là tên của chị TÔ TỐ TỐ nè?
Nghe thế làm chị cũng cười, quên đi nỗi buồn có người cha bị kẻ thù ác ôn sát hại.
Không lâu sau đó, chị Tố cùng cháu gái vượt thoát, sang được bến bờ tự do và định cư tại thành phố Boston, Hoa kỳ.
ợ chồng mợ Hai Sanh là người vui tếu nhất xứ. Ai ai cũng ưa thích, yêu quý vô cùng. Dân miệt Trà Cú Cần Thơ có ai mà không từng biết tới.
Hồi đó trước 75 mỗi năm cứ vào dịp tết là tụi Việt cộng kinh tài nằm vùng đang đêm tới gỏ cửa từng nhà vặn hỏi, thu góp thuế vụ, bánh tét, giao phát hình ảnh Hồ chí Minh và bắt phải treo lên chỗ trang trọng nhất trong nhà trong suốt 3 ngày xuân.
Mợ Hai Sanh là người duy nhất luôn lên tiếng chống đối và quăng ảnh trắng đen của tên này vào lò trấu. Đây là bức vẽ lại của họa sĩ Liên xô.
Đặc biết gia đình mợ rất thích nghe đài Gia đình Bác Tám phát đi mỗi ngày từ 8 giờ tối đến 10 giờ đêm. Đây là chương trình thoại kịch của ban văn nghệ Tâm lý chiến VNCH ở Sài gòn.
Nữa đêm mà nghe tiếng mợ cười nói sang sảng ngoài sân, lý luận châm biếm đường lối của tụi Việt cộng khiến hàng xóm giật mình, tái mặt.
Mợ không chịu giao bánh tết, cũng không nộp thuế ruộng đất, heo sanh. (heo đẻ cũng phải nộp một con, nuôi dùm tới lớn thì chúng tới bắt đi.)
Là xứ miệt bưng biền, lung bào cầm thủy quanh năm nên việc trồng lúa thường là rải xạ nên ít khi thu hoạch dư dã. Mợ lấy lý do này để có cớ không chịu nộp thuế cho Việt cộng, vì ngay cả chính quyền quốc gia còn miễn bãi kia mà.
Nhà cậu mợ có nuôi heo gà... nhưng diện dẫn chỉ lấy đó làm nguồn thu nhập chính thì có đâu mà nộp thuế cho bọn vùng trong (VC).
Con gái mợ Hai Sanh tới tuổi lấy chồng, được một anh cán bộ Xây dựng Nông thôn (giải ngũ vì thương tích, nguyên là Biệt Chính trước đây thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, cải ngạch thành Cán bộ Xây dựng theo đạo luật của Đệ nhị Cộng hòa TT Nguyễn văn Thiệu.) để ý thương xin cưới.
Hai bên đồng ý tiến hành, nhưng chàng rể phải ở lại nhà gái thời gian làm việc thì mới được rước dâu.
Một đêm tối trời Việt cộng về vây nhà mợ Hai. Chúng bịt mắt trói thúc ké Thắng bằng dây nylon dù, áp xuống xuồng chở đi. Tên cán bộ Việt cộng trấn an rằng bịt mắt là còn cơ hội sống, để không biết được cơ sở bí mật của 'quân cách mạng' và chỉ bắt đi học tập mấy ngày rồi trả về.
Nhờ cú lừa trấn an này mà chúng không sợ nạn nhân tìm cách bỏ chạy hay chống cự.
Cũng nội trong đêm đó, Việt cộng bịt mắt mợ Hai Sanh giải đi trên một chiếc xuồng ba lá khác vào mật khu. Đến nơi rồi chúng mới chịu mở khăn. Nhưng con rể mợ thì không.
Đó là một vùng rộng tít bao phủ bởi những khu rừng lá dừa nước nguyên sơ bạt ngàn đan xen cùng tràm, đước, vẹt, bần, trâm bầu, bình bát, mù u...
Mợ kể lại họ bắt giải đi tới sáng hôm sau mới về đến khu 'căn cứ địa chiến đấu.' Đó là một bải đất trống chúng trồng trọt ngụy trang, rãi lúa mạ lên um tùm thành khoảng ruộng lúa để che mắt phi cơ trinh sát của VNCH. Bên dưới kia là hầm hố, giao thông hào, cơ quan của giặc. Tuy vậy mợ không được vào khoang hầm mà chỉ được ở bên ngoài để nghe hạch tội.
Lại thêm một phen cải chày cải cối sinh tử với chúng. Cuối cùng thì bị giữ lại ngoài bụi cây rậm suốt hai ngày.
Khi được phóng thích, đêm đó lại bị bịt mắt bằng giải khăn đen bởi một chị du kích rồi dẫn lên xuồng chở về nhà. Riêng Thắng, người con rể thì bị dẫn đi đâu biệt tích.
Rạng sáng ngay hôm được tha về, hai vợ chồng mợ cùng con gái chèo chiếc ghe tam bản và xuồng ba lá chia nhau vô bưng tìm Thắng. Dọc đường sông, hai bên bờ rậm rạp những bần xanh dừa nước ô rô cóc kèn... Cảnh vật thật điều hiu ghê rợn.
Cô con gái mợ cứ vừa chèo vừa sụt sịt khóc, giương mắt ngóng tìm. Mấy con le le, chằn nghịch cứ vô tư lặn hụp, bơi lội theo xuồng kêu rên inh ỏi. Kịp lúc khi con nước vừa lên, gió lùa xốc tới thì mấy con bìm bịp trong đám lao sậy chợt rút lên từng hồi ghe nảo nuột.
Bổng thấy có người quen vốn là dân đặt lợp đặt nò từ trong bưng chèo ra. Khi hai chiếc xuồng sắp sửa kề nhau thì họ ra dấu cho biết Thắng đã bị xử bắn, xác còn nằm trên bờ mẫu ngoài đồng gần đó. Trên ngực áo tử tội có ghim tờ giấy ghi vội mấy dòng loằn oằn, nguyên là bản án tử hình của 'tòa án nhân dân cách mạng.'
Con gái mợ Hai Sanh chết điếng, kêu gào thảm thiết rồi cùng người thân khiêng xác nạn nhân xuống ghe chở về nhà.
Từ đó cô ở vậy không lấy chồng, và mãi cho tới ngày nay. Riêng má cô, mợ Hai Sanh thì càng oán hận, càng chửi dữ, công khai thách thức, nguyền rủa bọn ác ôn và tên Hồ Chí Minh thường xuyên hơn, khiến dân làng nghe danh mà vở mật.
hú Hai Hào là một lão nông ở vùng Bần Xanh nằm ven sông Hậu, thuộc xã An lạc Tây, quận Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Cũng như chú, thiếm Hai Hào và con cái trong gia đình đều là những người ăn ở nhân đức, chí tình nên làng trên xóm dưới hết thảy đểu mến mộ.
Cách mấy cái đìa nuôi cá và khoảng vườn cây ăn trái là nhà của người em gái ruột của thiếm Hai Hào.
Gia đình bà này có đứa con trai lớn đi tân binh quân dịch cho Việt nam Cộng hòa. Sau ba tháng quân trường, anh về phép thăm nhà từ trung tâm Chi Lăng, Thất Sơn Châu Đốc và sẽ trở thành người lính Địa phương quân cho chi khu Kế Sách sau này.
Gia đình làm tiệc đãi đằng, mời nhiều bà con chòm xóm tới chung vui. Cô bác, bạn bè tới dự tiệc đông đúc đến nỗi phải dọn bàn thêm suốt từ nhà trên tới nhà dưới.
Giữa lúc mọi người ăn uống chuyện trò vui vẻ thì tự nhiên có hai quả lựu đạn từ đâu thảy vào ngay giữa bàn, cùng lúc ở phòng khách và nhà bếp.
Mọi người hoảng sợ thất thanh xô nhau chạy nhưng không kịp. Hai tiếng nổ đinh tai phát lên, rồi thây người đổ ập xuống nền đất bất động, kẻ khác thì oằn oại, rên rĩ khắp nhà. Máu me vương vãi khắp nơi. Cảnh tượng thật kinh hoàng khủng khiếp.
Trong số thương vong bấy giờ có cả đàn bà và trẻ thơ. Nạn nhân không ngoại trừ bất cứ người nào.
Không lâu miền Nam thất thủ. Cộng sản Bắc Việt tràn vào Sài gòn và Việt cộng miền Nam đánh hôi ra. Thằng Cu Lém trong xóm Bần Xanh gần nhà chú Hai Hào tự nhiên được đưa lên làm Trưởng Ban công an xã An lạc Tây.
Thằng này tướng tá cao to nhưng dốt chữ, vô học, quen thói côn đồ. Nhiều lần say rượu, tên trưởng công an vô tình huênh hoang, kiêu hãnh tiết lộ về thành tích giết người lập công của nó.
Nhờ vậy mà ghi án trên được giải mật; rằng chính Cu Lém trưởng ban công an xã là tên ác ôn khát máu, hung thủ ném hai trái lựu đạn giết gia đình cháu vợ chú Hai Hào cùng bạn bè đồng ngũ và bà con chòm xóm năm kia.
Tên Cu Lém cũng từng công khai thừa nhận và biện hộ rằng phải cần ra tay diệt trừ "lính ngụy" trước dù phải liên lụy tới những nạn nhân vô tội khác, thì sau này 'cách mạng' mới không bị tổn hao.
Chính công trạng này mà nó được đưa lên làm cán bộ công an xã ngay vào thời điểm 1975.
Trong khi đối với người quốc gia, quân cán chính VNCH không hề và không bao giờ ra tay sát hại bất cứ một thường dân nào nếu nằm trong hoàn cảnh có cộng sản núp lưng lợi dụng.
Nhiều năm trước làm website, có mấy lần trang nhà bị đánh sập bởi an ninh mạng và mỗi lần phục hồi là biết bao gian truân vất vả vì bận đi làm, không có nhiều thì giờ tu sửa...
Lần cuối cùng không biết bằng cách nào mà bọn chúng xóa sạch luôn tài khoản và vô hiệu hóa cả tên miền. Do đó trang nhà phải đổi lại tên khác và chạy sang Google Blog để được tự do, an toàn cho đến ngày nay.
Nhân dịp kỷ niệm Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng giêng 2018 năm nay, đúng 43 năm ngày mất Hoàng Sa vào tay kẻ thù Trung cộng (mà cũng là kỷ niệm hai năm trước biến cố Hoàng Sa 19-1-1974) đánh dấu ngày tôi đầu quân, gia nhập vào gia đình Quân lực Việt Nam Cộng hòa 19 tháng 1 năm 1972.
(Lưu ý về những luận điệu của Việt cộng khi viết về Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 được tìm thấy trên trang https://vi.wikipedia.org có nhiều chi tiết thêu dệt bịa đặt, nhiều từ ngữ, diễn tả ác ý, lộ liễu sự bỉ ổi thâm độc thân Trung cộng; cố tình viết sai sự thật để hạ nhục phía Quân lực Việt nam Cộng hòa.)
Kỷ niệm thời chinh chiến
Ngày ấy trong thư mời của Ban tuyển mộ nhập ngũ (Tổng Nha động viên Saigon) có ghi rõ thời hạn chót đương sự phải đến 'Tiểu khu', (tên đơn vị quân sự cấp tỉnh lỵ) nơi gần nhất để trình diện làm thủ tục nhập ngũ. Đó là ngày 20 tháng 1 năm 1972. Quá thời hạn này sẽ bị chế tài quân vụ, đi quân dịch (tống phạt hai năm.)
Nhưng không như phần lớn số anh em học sinh khác đã háo hức vọt vào trại từ trước, mà mãi đến chiều ngày 19 tháng 1 năm 1972 thì tôi mới chịu bò vào...
Trình thẻ học sinh, giấy khai sinh, chứng chỉ học trình cùng tờ 'hạnh kiểm' cá nhân (tờ hạnh kiểm này do đơn vị hành chánh hạ tầng cơ sở ở cấp Hội đồng xã, quận hay châu thành xác nhận đương sự có hạnh kiểm tốt, không thuộc thành phần bất hảo như sinh viên phản chiến hay thân Cộng) xong thì tiếp tục các bước khác để hoàn tất thủ tục, v.v.. rồi nhập trại.
Theo chân một anh cán bộ cơ hữu vào 'sam' (dãy phòng dài), vừa thấy mặt tôi có mấy đứa bạn chung trường đã kêu trời: "Lỡ dại vô đây sớm, biết thế tao ở ngoài chơi sướng hơn hihihi..."
Buổi chiều hôm đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết được mùi vị của bữa cơm 'nhà bàn' với món 'cá mối, trái su'. Phải nói là khủng khiếp trong đời vì đang yên ấm trong cuộc sống học sinh, lại đột nhiên bước vào trại lính nên không thể nào ăn được vì chưa quen. Nhưng cũng may hỏi nhờ được một anh cán bộ cơ hữu ra ngoài mua dùm bánh mì và nước ngọt. (Sau này ra quân trường mới biết thức ăn ngoài đó tốt hơn và vì do bị huấn luyện cực quá nên ăn uống cũng ngon hơn.)
Hôm sau cả nhóm được chuyển tiếp đến Trung tâm tuyển mộ nhập ngũ Cần Thơ để nhận lãnh cơ bản quân trang quân dụng, khám sức khỏe tổng quát, làm căn cước quân nhân, thử máu phân loại, cấp thẻ bài. Rồi một tuần lễ sau chúng tôi được đưa ra Quang Trung để thao tập khóa cơ bản quân sự, và sau khi mãn khóa binh sĩ, nhóm được đưa về Thủ Đức học tiếp, số khác bay ra Đồng Đế Nha Trang.
TỔ QUỐC GHI ƠN - Để tưởng nhớ đến Anh linh của các Chiến sĩ QL/VNCH bị thảm sát tại huyện Tân Phú (Định Quán) Đồng Nai năm 1978; xin đăng lại Tin Nhắn Truy Tìm Tội phạm Chiến tranh Thượng tá Công an Nguyễn Đức Chương đang lẩn trốn tại Tiểu bang California do con gái (du học sinh lấy chồng Việt kiều) bảo lãnh. Bản tin này trước đây đã từng đăng trên trang Web Việt Quyền cũ (bị đánh sập 2 lần bởi An ninh mạng Trung cộng); sau phải làm lại chuyển sang Google Blog và đổi tên miền mới được an toàn. Gần đây đưa lên Facebook nhưng bị cấm và xóa trắng khi thấy hình ảnh và nội dung. Nay để lại đường link sang Blog để có thể xem được nội dung truy tìm. » Truy tìm CA Nguyễn Đức Chương
Khi hai bên giao tranh trên chiến trường thì việc đánh nhau vì lý tưởng riêng là điều khó tránh. Nhưng khi một bên thua trận thì phe thắng cuộc không thể tàn sát họ một cách dã man như việc làm của Th/t Công an Nguyễn Đức Chương. Đó là hành động khát máu của Tội Phạm Chiến Tranh cần được lên án và không thể định cư tại Hoa Kỳ. Chúng tôi thỉnh cầu Chính phủ Mỹ phối họp cơ quan An ninh FBI và Sở Di Trú, Bộ Ngoại Giao vào cuộc điều tra làm rõ.
Tracing War Crimes CHUONG DUC NGUYEN
We request the US Government to coordinate with the FBI and the Immigration Service, the Department of State to investigate and clarify.
STRONGLY OPPOSE AND CONDEMN THE INVASION OF CHINESE COMMUNISTS ON VIETNAMESE LAND AND SEA
World ! STOP supporting the communist government of Vietnam and Red China at once. Do not cooperate or associate with them. Do not be complicit in their crimes. Do not go with evil.
URGENT CALL TO THE WORLD'S ATTENTION FOR HELP
We strongly oppose and condemn the tyranny communist government of Vietnam that continues to harass, arrest, beat, kill and suppress those belonging to Hoa Hao Buddhism and other religions in Vietnam. PLEASE STOP THIS NOW!
Chúng tôi cực lực phản đối và lên án bạo quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục sách nhiễu, bắt bớ, đánh đập, giết hại, đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo và các tôn giáo khác tại Việt Nam.
DOWN WITH VIETNAMESE COMMUNIST!
DID YOU KNOW...
HO CHI MINH AND THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM ARE SOURCES OF CRIME AND MISERY: VIOLENCE, TERROR, REPRESSION, MURDER, KILLING, TYRANNY, BRUTALITY, CORRUPTION, FRAUD, CHEATING, LYING, BETRAYAL, LAND ROBBERY, UNGRATEFULNESS AND INJUSTICE. SO, DO NOT SUPPORT THEM. HELPING THEM MEANS YOU ARE IN COMPLICITY WITH EVIL...
DOWN WITH CHINESE COMMUNISTS! FREE TIBET NOW AND GET THE HELL OUT OF VIETNAM!
uê cậu Chín ngày trước năm '75' ở vùng quận Thuận Hòa, có thời còn gọi là Mỹ Tú nay là huyện Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Nằm về hướng tây bắc cách thành phố Ba Xuyên cũ chừng 20 cây số ngàn, quận lỵ vùng giao tranh ác liệt một thời nổi tiếng cũng như Chương Thiện Vị Thanh hay Phước Long An Lộc.
Hồi đó mỗi lần có dịp về chơi, tùy theo mùa, cùng mấy con cậu Chín ra đồng săn bắt. Khi thì đào hang bắt chuột ruộng đuổi chồn mướp chồn hương, lúc thì lượm óc lác óc bưu soi ếch bắt cua đồng, có khi lại cấm câu giăng lưới, hay đặt trúm, giở nò, mò tôm càng đặt gió...
Hết chơi bắt rùa rang... muối, đến xom rắn hầm năn, lại lùng sụt tìm lấy mật ong; rồi chuyển sang canh giữ trâu bò, lưng cỡi nghêu ngao xuyến xao bất tận...
Gần nhà cậu có quán cơm bà 'Chệt'. Không rõ họ tên, nhưng vì bà là người Việt gốc Hoa nên dân địa phương thường quen kêu như vậy.
Quán nằm đối diện với Dinh quận trưởng, tọa vị sát bên Phân chi khu phía bên kia sông. Viên chức bấy giờ là Quận Lê, (sau 75 bị cải tạo và chết trong trại tù Cộng sản) sau này đổi về một viên chức mới thay thế là đại úy Kim Um thời Đệ nhị Cộng hòa.
Quán rộng mà dài, phía ngoài làm phòng ăn, bên trong kê thêm hai bàn bi da giải trí. Khách ra vào mỗi ngày đông như đi chợ, đủ những hạng người, kể cả cố vấn quân sự Hoa kỳ.
Mấy lần len vào đó phần do tò mò, mà cũng do tìm hiểu; phát hiện một tổ ong to như chiếc thúng treo ngược trên vách tường, chỗ giáp ranh với hông nhà bên. Đám ong vò vẻ bu quanh đen kịch, lúc nhúc như vòi; song chúng không hề tấn công hay phiền hà đám dân chơi thụt bi phăng.
Từ ngoài phòng ăn thực khách vãng lai ngồi đen như kiến, bên trong hành lang dân chơi thụt banh nhộn nhịp ồn ào nhưng chẳng ai quan tâm đến ổ vò vẻ bên trên.
Hôm sau quay lại thì đám ong biến mất, song cái ổ vẫn còn nguyên. Tôi hớt hãi vọt về bảo cậu:
- Đám ong vò vẻ bay đâu mất rồi cậu Chín ơi !
Cậu đang phơi chài ngoài sân, trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Chớ mầy nghĩ là có chuyện chi sao?
Tỏ vẻ biết chuyện tôi đáp:
- Đương nhiên rồi. Nè hé, hải yến vào nhà điềm lành khấm khá; ong độc làm tổ điềm dữ chết người. Tui nói vậy đó, cậu chờ xem.
Cậu Chín nghỉ tay, buông cái chài cá xuống cười ngặt nghẻo:
- Tao mới nghe à nhe. Thôi vô nhà ăn cơm mày ơi!
Không chịu thôi, cố nài:
- Tui muốn báo tin cho lính quận quá hà.
- "Cái gì?" Người cậu trố mắt cao giọng nói. Rồi ông tiếp:
- Con nít biết gì. Mầy giỏi hơn lính tráng họ à? Thiệt là...
Tôi không thèm đáp trả, thầm tính sáng mai sẽ qua cây cầu sắt bắt ngang sông bên kia báo tin về sự hoài nghi cho lính quận biết để họ đề phòng.
Cùng chiều ngày hôm đó Chi đoàn pháo binh ngoài tỉnh kéo về hai cây đại bác cùng tiểu đội thường trực cối 60 và 81 ly của quận lỵ được tin tình báo nên bắn pháo vào bưng yểm trợ cho một đơn vị tiền đồn.
Đến 10 giờ đêm thì trái sáng pháo lên rực trời. Đám nhỏ con cậu mợ Chín cùng tôi lén ra cửa sau, nhắm hướng trái sáng dù cắm đầu đuổi theo.
Chúng tôi vụt đi như gió, cứ men theo bờ mẫu hay có lúc băng đồng đuổi theo mấy trái sáng trên trời.
Khi đến gần đồn tiền phương thì mấy họng cối 60, 81 ly ngoài quận thình lình nả vô. Trong khoảng cách hai cây số ngàn, tiếng đề-ba (depart) vang hụp lên một tiếng "cụp" khô khan tiếp liền theo âm thanh rít gió 'vèo vèo' của trái đạn cối.
Đám nhỏ vẫn không nao lòng, tiếp tục băng mình. Chỉ dừng lại và nhào xuống bờ mẫu nằm sát đất núp khi quả pháo gần kề.
Do kinh nghiệm sống trong thời chiến mà tụi tôi phân biết được tầm 'mọt-trê' (mortar) xa hay gần. Nếu tai nghe tiếng rít 'veo veo' trên cao có nghĩa là trái pháo sẽ bay qua khỏi đầu, và rớt xuống cách một khoảng xa. Trái lại, khi nghe âm thanh 'xè xè' trên đầu thậm chí trông rõ một cục gì đen thui rớt xuống ngay ta, thì đầu đạn sẽ nổ sát chân, chết không kịp ngáp; nên tức khắc phải lăn mình sấp đất, dựa sát vào bờ đê mới được toàn thây.
Cũng đôi ba lần đạn nổ sát bên, sình đất văng rát rạt, phủ lấp đầy người. Vậy mà sau tiếng pháo liền đứng lên chạy tiếp. Đến quá khuya thì mấy trái sáng lần lượt rớt xuống cánh đồng Bót Trang, rải rác khắp nơi, vương vãi giữa bưng bào. Những sợi nylon dù màu ô liu (olive) vướng vít làm căng cứng và thổi bung cánh dù trắng nuột khi cơn gió đồng nội bất chợt nổi lên.
Không đợi mà mỗi đứa tự động bung ra chiếm lấy đặc quyền. Đứa nào cũng mang về chiến lợi phẩm vô cùng quý giá. Dây dù làm sợi cột để treo, còn cánh dù thì chế làm chiếc võng nằm chơi.
(Trước đó cũng từng chạy tìm lỗ mọt trê giữa lúc đạn réo trên đầu, để móc lấy đuôi trái cối đem về làm chân đèn cắm nến. Nhưng khi lớn khôn thì không còn chơi dại nữa.)
Bận về tụi nhỏ thong thả đi vì mệt, nên lúc tới nhà thì đã quá nữa đêm. Mấy đứa không dám nhảy sông do sợ... ma da, nên bảo nhau ra giếng sau hè truyền gàu dội nước tắm.
H
ôm sau bừng dậy thì trời cũng sắp sửa trưa. Cậu mợ Chín ra đồng từ sáng sớm.
Cơm canh làm sẵn chừa phần. Tụi tôi xúm xít dọn ăn rồi đám con cậu rủ lôi mấy cánh dù ra coi. Tôi từ chối, bỏ lên quận để báo tin cho mấy người lính gác, với hy vọng họ sẽ cho người khám xét quán cơm bà Chệt.
Vừa sắp tới tiệm ăn, bỗng nghe một tiếng nổ vang trời. Khói lửa bốc lên ngùn ngụt từ hướng dãy phố lầu. Đám người trong chợ hớt hãi chạy túa hết ra đường, kêu la inh ỏi.
Tôi sợ sệt đứng chết trân ngó vào quán bà chệt Ba. Cảnh sát quận và lính tráng bên đó chạy qua bao vây rồi lo tải thương cứu nạn. Biết không làm được gì tôi quay trở về nhà người cậu ngóng tin.
Sau này người ta loan báo đặc công Việt cộng đã ngụy trang vào tiệm ăn, cài bom hẹn giờ rồi giấu trong giỏ sách đặt dưới góc bàn.
Trong lúc có quá nhiều thực khách vào ăn nên chủ nhân tạm thời không phát hiện. Tên cài mìn đã lợi dụng sơ hở đó lén lút bỏ đi an toàn.
Bà chệt Ba chết cùng với nhiều người trưa hôm đó, xác nằm la liệt, cùng với viên sĩ quan cố vấn Hoa kỳ.
Thời kỳ Ấp chiến lược và Khu trù mật của Tổng thống Diệm còn hiệu lực thì tình trạng phá hoại và giết người này ít thấy xảy ra.
Nhưng khi anh em ông bị sát hại vào năm 63 thì chiến lược này được thay thế bằng Ấp Tân Sinh hay Đời Mới. Cơ chế từ đó có vẻ lỏng lẻo hơn. Và phần vì người dân quê bị tuyên truyền nhồi sọ nên tiếp tay che dấu, nuôi chứa, hay do bị ép buộc và hăm dọa mà nhắm mắt làm ngơ để bọn khủng bố ác ôn xâm nhập ngày càng nhiều hơn.
Và lẽ dĩ nhiên do thực tế kém cỏi, không chặt chẽ và quyết liệt như thời kỳ của nền Đệ nhất Cộng hòa. Đó là tại sao Việt cộng dễ dàng trà trộn vào hàng ngũ quốc gia mà chúng ta không phát hiện hoặc thúc thủ ngồi nhìn như trường hợp của chuẩn tướng gian hùng nham hiểm Nguyễn hữu Hạnh, gián điệp hai mang Phạm xuân Ẩn, phi công trung úy phản quốc Nguyễn Thành Trung, sinh viên thờ ma giặc Hồ Lê hiếu Đằng, bọn nhà báo thân cộng Lý Quí Chung, sư trọc Thích Trí Quang, sư cô Huỳnh Liên, linh mục Chân Tín, nhạc sĩ Trịnh công Sơn, sát thủ ác ôn Nguyễn đắc Xuân, bọn đao phủ nằm vùng Hoàng phủ Ngọc Phan, Hoàng phủ Ngọc Tường, v.v...
Cũng nội trong đêm đó sau khi cài mìn sát hại cố vấn Mỹ và sĩ quan thông dịch viên, v.v… do kém cỏi trình độ Việt cộng đã cẩu thả nả lạc đạn cối 61 và 82 ly cùng trực xạ B40 vào khu dân sự gây chết chóc cho một thầy giáo tên Sâm ở trọ nhà dân gần đó (đồng nghiệp với thầy Lâm) cùng nhiều thường dân vô tội trong địa bàn.
Nhiều năm sau đó giặc Cộng cũng tiếp tục pháo kích bừa bãi vào một trường tiểu học tại Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường, Tiền Giang năm 1974 giữa trưa, làm thương vong cho rất nhiều trẻ em...
Gần đây lên mạng, lần nữa tình cờ tìm thấy sự tráo trở của Cộng sản qua việc chúng viết bài chạy tội, vu cáo cho quân đội VNCH trong vụ thảm sát Cai Lậy, cũng giống như trường hợp chúng đập đầu, chôn sống và tử hình trên 7 ngàn dân Huế trong dịp Tết Mậu Thân năm 68 cách đây ngót năm mươi năm mà vẫn nhai nhãi đổ tội cho VNCH.
Ngày 16/02/2018 (Mùng một Tết, xuân Mậu Tuất 2018)
Hậu Giang Hoàng Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét