TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

TRANG  QUYỀN DÂN                        ★
DĨ ĐỨC VI TIÊN - THỨ CHI DÂN CHỦ - DÂN QUYỀN TỐI THƯỢNG - NHIÊN HẬU PHÚ CƯỜNG
Việt Nam không có Nhân Quyền - Nên ta phải lấy Quyền Dân để đòi
GOD! PLEASE HELP US STOP THE INVASION OF CHINA AND END THE COMMUNIST DICTATORSHIPS OF VIETNAM
Tổ quốc lâm nguy, Việt cộng đè, Trung cẩu lấn - Kề vai sát cánh, đồng tâm chung sức cứu non sông
⇦«     »⇨

❏ Đăng ngày: 28/04/2018

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
Hậu Giang Hoàng Thanh

L


úc Đức Phật còn tại thế và trong thời kỳ chuyển pháp luân hoằng hóa thì hình như chưa có từ tôn giáo như Phật giáo chẳng hạn, mà thông thường chỉ nghe nói đến đạo ông Cồ Đàm (của dòng họ Thích Ca: Gautama Shakiya) hay Đạo Phật. Đây chỉ là suy luận cá nhân của người viết. Sau này chắc do có thêm nhiều đạo giáo, hệ phái khác ra đời nên từ tôn giáo đã được hình thành.

Riêng ở Việt Nam thì ảnh hưởng tôn giáo đa dạng và phức tạp hơn do hoàn cảnh lịch sử tác động và nhân duyên hội nhập. Đặc biệt đối với người Phật tử, do tập tục nên có người tuy đã quy y Tam Bảo song vẫn còn giữ lấy những tín ngưỡng riêng vào một số các vị Thần linh khác của Lão giáo (Tiên đạo) như Thần Tài, Thổ Địa, Táo Công, Ngọc Hoàng Thượng Đế, v.v...

Và như vậy, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian là hai phạm trù có ý nghĩa và ảnh hưởng đặc biệt riêng.

Tôn giáo là sự giáo hóa tôn nghiêm về một đấng thiêng liêng trong thế giới huyền vi siêu nhiên hay như trong Đạo Phật qua giáo huấn của Đức Bổn Sư, cùng tuân giữ giới luật và sự tu trì theo kinh tạng mà tín đồ phải y giáo phụng hành để hướng đến cuộc sống tinh thần an lạc và sau khi chết được chuyển hóa đến đời sống mới vô sanh vĩnh hằng.

T


ín ngưỡng dân gian thì bắt nguồn từ niềm tin vào các vị thần linh hay theo truyền thuyết dân tộc. Phạm vi này không lệ thuôc về Đạo hay tôn giáo. Không ai có thể xúc phạm vào quyền tự do tín ngưỡng của người khác.

Người Hoa từ xưa khi nhập cư vào nước ta đã đem theo văn hóa, phong tục cùng tín ngưỡng của họ như tục thờ cúng Quan Công, Ngọc Hoàng Thượng Đế và đức Khổng Phu tử. Riêng Quan Công, ở đây xét về mặt tâm linh là họ thờ Đức Quan Thánh Đế Quân để đề cao đức tính trượng phu và lòng Trung Nghĩa của Ngài.

Thời trước năm 1975, chế độ VNCH tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân nên nhiều nơi có đền thờ đức Khổng Tử, Chùa Quan Thánh, miếu Ngọc Hoàng, Chùa Bà Chúa Xứ, v.v... mà chẳng có ai bài bác như thời kỳ sau ngày mất Miền Nam, và nhất là như phong trào hiện nay.

Sau trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng giêng năm 1974, dù biết rõ dã tâm xâm lăng của Trung cộng nhưng không vì thế mà quân dân cán chính VNCH xúc phạm tới tín ngưỡng thần vị của người Hoa.

Không như chính sách của người Quốc Gia, Cộng sản Việt Nam đã từng trù dập bách hại, tù đày tra tấn, ám sát thủ tiêu nhiều giáo chủ, tăng sĩ các đạo phái cũng như từng chiếm đoạt cơ sở tôn giáo của Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất, Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ VN, Phật Giáo Hòa Hảo, Đại Đạo Cao Đài, Đạo Dừa (Đạo Vừa) Nguyễn Thành Nam, v.v... như đền chùa thánh thất, miếu mạo giảng đường, nhà thờ am tự khắp nơi trong nước để áp đặt thành quỷ sách giáo hội quốc doanh cho bọn cầm quyền dễ dàng cai trị, lừa đảo, cùng che mắt dư luận.

G


ần đây người ta còn thóa mạ, bài xích Quan Công và cho đó là chiến binh Tàu. Nhưng đã xem là phương diện tâm linh thì sao còn xét nét tới khía cạnh phàm trần thời Tam Quốc phân tranh?

Bản chất thù ghét tôn giáo và tín ngưỡng thần đạo này đã có từ lúc Hồ Chí Minh vào Hà Nội năm 1945 và tiếp tục sau ngày Cộng sản cướp miền Nam.

Khác với tập tục người Hoa thờ tự Quan Công, nước ta cũng có những bậc khai quốc và tiền nhân anh hùng lịch sử như Quốc tổ Hùng Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Trưng Nữ Vương, Bà Triệu, vua Ngô Quyền, Đức Hưng Đạo Vương, Vua Quang Trung, Vua Lê Lợi, v.v... và nhiều trong các vị anh hùng này từng là biểu tượng của các đơn vị Hải Lục Không Quân trong Quân Lực VNCH như vua Lê Lợi tượng trưng cho đơn vị Bộ Binh, đức Trần Hưng Đạo làm thánh tổ biểu hiệu của Hải Quân, Phù Đổng Thiên Vương thì thuộc về Chiến xa (xe tăng) Thiết Giáp, v.v...

Vấn đề ngày nay, chúng ta cần kêu gọi tinh thần đoàn kết cùng lòng yêu nước chống lại sự xâm lược của Tàu cộng và bọn giặc Cộng, Hán gian tay sai phản dân hại nước mà muốn đưa các vị anh hùng lịch sử, tổ quốc tiền nhân làm biểu tượng tâm linh cho phong trào thì hãy làm; nhưng không nên kỳ thị tín ngưỡng tự do của người khác.

Như vậy cuối cùng thì nếu dựa vào một chánh đạo, hay tôn giáo chủ lực hoặc niềm tin chân chính nào đó cũng khả dĩ giúp con người có cuộc sống thăng hoa, từ bi trí huệ, tinh thần an lạc cùng đức tính chân thiện mỹ vẹn toàn.

Tuy nhiên, nếu là niềm tin dựa theo chủ thuyết vô thần thì sự ảnh hưởng sẽ theo chiều hướng khác.

Chủ nghĩa cộng sản phi nhân độc tài tàn bạo đã làm băng hoại, sụp đổ hoàn toàn nền tảng giáo dục, luân lý đạo đức cùng nếp sống xã hội văn minh vốn có từ xưa; đồng thời đã gây ra một ý thức hệ dân tộc hận thù sâu sắc lẫn nhau giữa hai miền Bắc Nam.

Không như các nước như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt, Lào, Nhật, Nam Hàn, v.v... tôn giáo của họ được trân trọng gìn giữ độc lập hơn, thuần túy hơn. Nghĩa là chỉ duy trì tính chất, giá trị tôn giáo đặc thù tự nhiên của nó mà không hề miễn cưỡng xen vào một tà thuyết, tà thần nào khác như đạo Hồ tại Việt Nam.

So sánh để thấy sự quái đản dị hợm của chế độ CSVN, rằng chúng không hề tôn trọng tín ngưỡng tâm linh xưa nay của dân tộc, mà chúng đã dựng lên một quái vật Tàu Hồ ấu dâm, tay sai Nga Tàu khát máu đầy tội ác (Hồ Tập Chương, Hồ Quang hay Hồ Chí Minh) cướp của giết người như ngóe từ trong rừng rú hang hóc đâu đâu về thờ phụng chỉ khiến cho người dân và thế giới thêm chê cười khinh miệt.

Hậu Giang Hoàng Thanh
Ngày 24/04/2018

^ TRỞ LÊN ^
» TRANG CHỦ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét