⇦« »⇨
❏ Đăng ngày: 28/04/2018
NHỚ NGÀY QUỐC HẬN
và tiếng mõ ấp Chiến lược
Hậu Giang Hoàng Thanh
Q
uốc hận 30 tháng Tư là ngày tang thương đất nước đối với quân dân cán chính miền Nam Việt Nam Cộng Hòa yêu chuộng tự do công lý hòa bình.
Cần phân biệt và khẳng định như thế để tránh nhầm lẫn đối với lũ giặc Hồ hang ổ Bắc Việt, tay sai Nga Tàu, kẻ xâm lược răng hô mã tấu nón cối dép râu và bè lũ AK khủng bố mũ tai bèo lẹp bẹp rừng rú "hồ hỡi" ăn mừng chiến thắng trên đau thương thống hận của người dân.
Tính đến nay đã ngót 43 năm kể từ ngày giặc Hồ xâm chiếm miền Nam mà cũng hơn suốt 73 năm ngày cộng sản Bắc Việt tiến vào quảng trường Ba Đình Hà Nội. Dân tộc của cả hai miền Nam Bắc từng gánh chịu biết bao đau thương uất hận dưới gót giày xâm lược và sự thống trị độc tài gian manh tham tàn bạo ngược của tập đoàn tay sai khát máu Nga Tàu, cụ thể là tên gian hùng muôn mặt Hồ Chí Minh.
✩ ✩ ✩
Tiếng Mõ Nhà Ngô
H
ồi đó có lần theo mẹ về quê Ngoại đám giỗ thường niên cho người Dượng đi lính Cộng Hòa bị chết trận rồi ngủ lại nhà người Dì, một trong nhiều anh chị em ruột của Má tôi ở miền quê.
Tối hôm đó vì không quen giường nên cứ trằn trọc mãi. Đến nửa đêm bổng nghe tiếng chó hực ngoài hiên làm tôi tò mò trở dậy, hé cửa sổ ra coi thử chuyện gì.
Bên ngoài vắng ngắt, trong khoảng không gian chập chờn mắt tôi bổng nhìn thấy thoang thoáng một bóng người đang ôm súng đứng canh tựa cổng rào cạnh hàng so đũa trước sân.
Quan sát hồi lâu mới biết đó không phải là lính Bảo An hay Dân Vệ địa phương; đúng lúc khe cửa nhà đối diện bên kia đường cũng vừa toẹt mở để lộ diện một người vũ trang bước ra, tiếp theo sau là tên cán bộ túi dết kinh tài.
- "Biết ngay cán bộ về thu thuế mà!" Tôi nhủ thầm vậy rồi quơ lấy cái mỏ tre treo gần đó và thanh sắt nhỏ đánh lên liên hồi.
Tiếng "cốc cốc...." khô khan vang lên liên tu bất tận lây lan ra đến những nhà lân cận. Chẳng mấy chốc mà cả làng xả từ đầu trên xóm dưới đồng loạt hưởng ứng, rộ lên tiếng mỏ tre rần rật xen lẫn tiếng thùng thiếc xèng xèng, cái âm thanh hỗn hợp rền vang nhịp nhàng vô cùng ngoạn mục.
Bấy giờ nội nhà Dì Sáu và Má tôi đều hoảng hốt bật dậy. Cảm đám Ngũ Long 5 đứa con Dì toàn con gái mà không có được một thằng làm thuốc nhất là sau ngày chồng Dì tôi bị tử trận thì cơ hội kiếm thêm thằng cu coi như không còn.
Thấy mấy nhỏ con Dì chạy tới ngồi chụm quanh run lập cập tôi liền thút:
- Lấy thùng thiếc ra, thùng gánh nước đó mau lên... đập lên mau cho tao!
Kết quả là sáng hôm sau phe ta có hai cái thùng gánh nước bị tét vì mấy nhỏ con gái Dì Sáu nó dùng chày đâm tiêu và sống lưng dao phai nện lên hàng giờ, thì thử hỏi có thùng nào mà chịu cho thấu đây?
Còn cái cổng gào làm bằng tre đã nhiều năm trước nhà bị ba thằng Việt cộng đêm rồi hè nhau đạp sập trước khi tháo chạy để trả thù tiếng mỏ phát ra đầu tiên từ phía nhà Dì tôi, chuyện mà tới bây giờ tôi cũng khó tin. Tại sao chúng nó có hành động nhỏ nhen, tiểu nhân như vậy nữa?
Lạ một chuyện là đám chó trong xóm hôm đó tự nhiên im thinh thít, và chỉ nghe tiếng chó nhà Dì tôi hực hực gầm gừ; và bổng dưng đồng loạt sủa lên ỏm tỏi sau tiếng mỏ vang rền của xóm.
Mõ được làm từ một khúc tre có ruột rỗng và hai mắc bít hai đầu. Ở khoảng giữa đục một rãnh nhỏ, dài độ gang tay để khi cần phát đi tín hiệu thì dùng thanh cây cứng, hoặc que sắt nhỏ như chấn song cửa sổ gỏ vào sẽ phát ra âm thanh cộc cộc như tiếng... mõ.
Đây là vật phát ra tín hiệu có tính cách "xua đuỗi, tẩy chay" mà cũng là thái độ "trừ tà trục quỉ" vô cùng hữu hiệu thời Tổng thống Ngô Đình Diệm mỗi khi người dân phát hiện có cộng sản vào làng.
Và theo luật quân sự ngay sau đó lực lượng Bảo An Quân hay quân đội đồn trú địa phương có nhiệm vụ phải tới tảo thanh, tuần tra bảo vệ xóm làng.
Ngoài mõ ra, những vật khí hữu hiệu khác còn có tù dà làm bằng sừng trâu, hay chập chả và phèn la. Đó là lý do tại sao đêm đó cái cổng rào nhà Dì Sáu tôi bị đạp gẫy chỉ vì tụi Việt cộng kinh tài quá giận khi biết được tiếng mõ phá đám phát ra đầu tiên là từ ngay cái nhà đối diện.
Hậu Giang Hoàng Thanh
Ngày 28/04/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét