SỰ THẬT NHƯ MƠ

TRANG  QUYỀN DÂN                        ★
DĨ ĐỨC VI TIÊN - THỨ CHI DÂN CHỦ - DÂN QUYỀN TỐI THƯỢNG - NHIÊN HẬU PHÚ CƯỜNG
Việt Nam không có Nhân Quyền - Nên ta phải lấy Quyền Dân để đòi
GOD! PLEASE HELP US STOP THE INVASION OF CHINA AND END THE COMMUNIST DICTATORSHIPS OF VIETNAM
Tổ quốc lâm nguy, Việt cộng đè, Trung cẩu lấn - Kề vai sát cánh, đồng tâm chung sức cứu non sông
⇦«     »⇨

❏ Đăng ngày: 04/11/2018

SỰ THẬT NHƯ MƠ
Hậu Giang Hoàng Thanh

Ta ngồi đây hồi tưởng
Thời chinh chiến xa xưa...
Hỡi núi rừng vất vưởng
Hồn ở đâu trong mưa?

T


ôi vào lính không lâu, chỉ mới được vài năm thì miền Nam đã bị rơi vào tay cộng sản. Rồi trong một lần hành quân chi viện cho đơn vị nhà (thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 2 Hắc Long, Trung đoàn 45, Sư đoàn 23 Bộ Binh) tại mặt trận Kontum thì bị thương khi tiếp cận vòng đai phòng thủ chiến lược của mục tiêu.

Thật ra, trước đó đã có cuộc đụng độ hỏa lực với địch khi đang trên đường tăng viện bởi chiến thuật "cầm chân" xé lẻ, cô lập giữa chúng tôi với Đại đội tiền phương. Tuy nhiên những tiếng hô lanh lảnh "hàng sống chống chết" và "xung phong" (tiến lên) vang dội của đối phương chỉ có thể duy trì được trong chốc lát là im bặt...

Cuối cùng cũng tới nơi. Địch vội vả rút, bỏ lại hàng chục xác chết đồng đội nằm lại phía sau. Những tử thi của cán binh cộng sản Bắc Việt này đa phần đều nằm trong diện tuổi vị thành niên. Mùi tử khí xông lên nồng nặc cùng đám ruồi xanh từ đâu kéo đến bu đen trông đến rợn người.

Ngay sau khi tăng cường chỉnh đốn hàng ngũ, xem xét thương vong cùng tảo thanh kiểm soát vòng đai an ninh, ba tiểu đội cùng số anh em LCĐB (Lao Công Đào Binh) phân công tạp dịch, sửa sang lại công sự hầm hố, chôn lấp số tử binh địch và thu dọn chiến trường.

Rồi họ chặt cây làm cán, căng pông-xô khiêng mấy thương binh về Đại đội chỉ huy chờ tải thương. Và nội trong ngày tôi cùng mấy anh em thương binh khác được trực thăng vận đưa về bệnh xá Sư đoàn tại Ban Mê Thuột, nhưng vài ngày sau thì chở ra phi trường Phụng Dực để chuyển đến Quân y viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang.

Nằm đây được mấy tuần thì lên C130 tản thương về Tổng y viện Cộng Hòa. Lúc bấy giờ Ban Mê Thuột đã mất, mà Nha Trang cũng đang trong tình trạng thiết quân lực, căng thẳng tột cùng.

Trong thời gian nằm điều trị suốt 45 ngày đêm ở Sài Gòn, (biết được điều này và những việc khác nhờ sau khi hồi phục) có một hôm bất chợt hồi tỉnh, nhớ lại sự việc xãy ra vừa qua thì hình như là mình từng bị lạc lỏng vào một thế giới xa xôi nào đó với nhiều hình ảnh, cảnh vật, thời gian, không gian và những sự việc hết sức lạ lùng như từng bị hóa thân thành côn trùng, chim chóc, cá tôm, thú vật... vô cùng đau khổ, sợ hãi mà cố vùng vẩy kêu cứu cũng không sao thoát kiếp được sau giấc ngủ mê mang như suốt mấy ngàn năm...

Nhưng những ảo giác ma quái này nhất định là do chứng sốt rét rừng và bệnh thương hàn công phạt mà ra. Khó tin nhưng đó là sự thật vì tôi đã không may mắc phải chứng bệnh quái ác này từ mấy tháng trước lúc còn đóng quân trong rừng núi Kontum, nhưng tạm thời không thể đi phép được do tình trạng thiếu hụt quân số mà chưa được bổ sung.

Khi Tân Cảnh lúc Hàm Rồng Pleiku đến Dakto Kontum, cứ mỗi tháng đi ô nằm rừng rồi về dưỡng quân bốn tuần, sau khi bàn giao, hoán chuyển cho Trung đoàn khác và chỉ uống thuốc ký ninh cầm chừng để chờ người thay thế...

Và cũng vì chứng bệnh đó nên thường bị mê mang ác mộng. Có lần thấy mình thoát đi, lơ lửng trên trần nhà bịnh viện Cộng Hòa hồi lâu rồi vụt biến thành một con rồng đỏ quảy mình, khi thì vút vào không gian tịch mịch, lúc lại sà xuống biển xanh lạnh lẽo, âm u buồn không thể tả...

Bấy giờ nếu còn nhớ được một câu niệm Phật chắc sẽ giúp mình định tâm an lạc và nhờ nương theo ánh sáng Như Lai mà thoát cảnh tối tăm. Nhưng hồi đó do căn bản Tín Hạnh Nguyện Phật tử tại gia còn sơ sài, chưa thâm sâu miên mật nên khi gặp nạn đã quên hết tâm kinh, còn thần thức thì mê mang đờ đẫn mới bị đọa lạc vào cảnh tượng kinh hoàng.

L


ần khác tỉnh dậy tôi tìm cách bứt bỏ dây truyền dịch và kim chích rồi rời khỏi giường bịnh nhân, lang thang trên dãy hành lang vì khung cảnh nơi nầy hoàn toàn xa lạ.

Bấy giờ tôi vô cùng hoang mang, nôn nóng như muốn trở lại đơn vị của mình, dò tìm đồng đội cũ nay không biết tản lạc nơi đâu.

Thỉnh thoảng bắt gặp những y tá quân nhân đang làm phận sự qua lại tới lui nhưng không bị họ cản trở vì nghĩ thương binh đang diễn tập thao tác thể dục thông thường.

Không rõ thế nào tôi đi lạc vào nhà xác.

Trong gian phòng lạnh lẽo rộng thênh thang có máy điều hòa lờ mờ ánh đèn điện, nhiều tử thi nằm bất động trên những giường đẩy bằng inox phủ kín tấm ga trắng trải giường. Đẫn đờ nhìn hồi lâu, tôi bạo dạn đi tới dỡ từng tấm ga lên để nhận dạng thử coi có ai quen. Không thấy có anh em nào trong đơn vị duy chỉ có một anh Trung úy Đại đội trưởng của Đại đội mà tôi từng tăng viện tiếp ứng trước đây. Anh này bị thương nặng bởi miễn B40 của Cộng quân Bắc Việt bắn trực xạ vào hầm chỉ huy lúc xung phong. Không ngờ anh ta không qua khỏi và qua đời tại Tổng y viện Cộng Hòa Sài Gòn.

Tự nhiên thấy ớn lạnh phía sau lưng bởi tiếng động sột soạt vang lên bất thường. Bất thần quay lại thì chính mắt tôi trông thấy ở cái giường bằng i-nóc đầu tiên lúc bước vào phòng từ cửa chính, một cái xác quân nhân đang kéo ga từ từ ngồi dậy nhìn tôi chầm chập.

Tôi vội kéo tấm ga phủ lại mặt viên Trung úy rồi định vọt ra cửa. Không dè mấy quân nhân khác cũng đồng loạt bật dậy định bước xuống giường sắt. Riêng cái anh đầu tiên thì đã chận bít lối ra. Anh ta đứng dậy hẳn, đang dang hai tay chầm chậm nhích gần lại phía tôi ngỏ ý xin thuốc hút trong lúc mấy cái xác kia cũng loay quay bắt chước, đồng loạt noi theo...

Biết nguy, tôi nhớ lại có thọc tay mò tìm thử coi mình có gói thuốc Captain trong túi hay không, nhưng đang là thương bịnh binh còn điều trị thì làm gì có dịp đi đâu được mà mua thuốc lá Captain đây?

Bấy giờ tôi đã cuống cuồng toan bỏ chạy nhưng không có lối ra. Còn thần chú trấn tà trừ quỷ gì gì đó hay Kim cang đại thủ ấn chi chi thảy đều quên tuốt luốt!


Hết đường tiến thoái, lòng tự hào nỗi dậy khiến tôi ngẩng đầu dậm chân nghiêm mặt tỏ ý trách mắng mấy tử thi sao quá vô kỷ luật làm càn thì đúng lúc anh Trung úy ngồi dậy quát bảo đứng im vào hàng. Tuy nhiêm cái âm thanh của anh ta không phát ra bằng tiếng động vật lý bình thường như người sống, mà dường như nó vang lên bằng thứ âm hưởng ngân nga vô hình trong tiềm thức của tôi thì phải.

Thế là cả đám ngoan ngoản quay trở lại nằm cả xuống trên giường inox theo lệnh của cấp chỉ huy, bởi trong nhà xác bấy giờ chỉ có anh ta là mang lon cao nhất.

Thình lình cảnh cửa vụt mở rồi xuất hiện mấy nhân viên phòng trực nguyên là nử y tá quân nhân. Họ đi vào tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi vì sao tôi lại ở trong nhà xác để làm gì. Tôi cho biết chỉ muốn tìm coi có ai quen trong đơn vị mà thôi và bảo họ rằng tôi đã thấy ma.

Không ngờ tiết lộ đó đã hại tôi bị chuyển trại bởi cô y tá trưởng phòng trực đã làm báo cáo lên bác sĩ trưởng khoa. Tình cờ cũng ngay trong cuối tuần đó Má tôi từ dưới Cần Thơ hay tin liền hối hả lên thăm nhờ nhận được cú điện tín đánh đi của bịnh viện Cộng Hòa.

Nhân thế tôi nhờ bà lo làm thủ tục ủy quyền để nhận lương hàng tháng của tôi từ đại viện của Ban quân lương đơn vị. Họ vào tận nơi phát chớ mình không cần về Kontum. Tuy nhiên là thương bịnh binh thì không có thêm tiền phụ cấp đắc đỏ và cúp luôn tiền hành quân tác chiến, mà chỉ nhận được lương căn bản sĩ quan mà thôi. Rồi nhờ Má tôi mua dùm một bao thuốc lá Captain để cúng cô hồn cho mấy anh tử sĩ trong nhà xác.

Thứ Hai đầu tuần Thiếu tá Bác sĩ quân y tới thăm, chẩn bệnh rồi làm giấy chuyển qua khu... thần kinh tâm lý. Quá bất mản tôi kháng lệnh, không chịu thi hành.

Do còn trẻ và nhiệt tình, hăng say trách nhiệm, tôi không phục cải lý:

- Sĩ quan là tài nguyên quốc gia. Sao thiếu tá bác sĩ đưa qua khu thần kinh tâm lý để làm gì? Làm vậy sau này còn có tư cách hành quân chỉ huy gì được nữa?

Bác sĩ điềm đạm đáp:

- Anh không sao cả, yên tâm nhé. Qua khu bên đó là để nghĩ dưỡng mà thôi.

Biết không chống lại được tôi đành tuân theo. Hồi đó đang thời thanh niên huyết quản sục sôi; lại luôn nằm lòng lời nguyền Tổ quốc Danh dự Trách nhiệm chớ đâu biết chết là gì.

Thế là bị đưa lên xe lăn đẩy qua khoa Thần kinh Tâm lý do Trung tá quân y sĩ Hoàng Cầm phụ trách. (Đây là bác sĩ quân y Trung tá Hoàng Cầm, không phải tướng Hoàng Cầm của cộng sản Bắc Việt.)

Bên này yên tỉnh hơn, nhưng quá buồn vì không còn nhìn thấy cảnh mấy nữ y tá mỗi khi thay băng, chích thuốc chống nhiễm trùng bị tiếng cười tinh nghịch, chọc ghẹo của anh em thương binh.

Trong khu có chùa Quán Âm và Nhà Thờ Công giáo. Ai muốn tới thăm viếng hay cầu nguyện lúc nào cũng được miễn là có thể đi đứng. Ai cần giúp thì nhờ mấy nhân viên trực đẩy xe lăn.

Cuối tuần chiều thứ Bảy nào cũng thế, có người giúp đẩy, đưa đi xem xi-nê công viên ngoài trời miễn phí do Ban Tâm lý chiến đài thọ.

Nhưng chỉ được mấy ngày thì tình hình chiến sự thay đổi đột ngột. Một hôm má tôi nghe tin Sài Gòn bỏ ngỏ liền vô thăm lần cuối rồi hai mẹ con dìu dắt về quê.

Bấy giờ cộng quân đã vào thủ đô, ai tự túc được thì đi ngay, cũng không cần làm thủ tục xuất viện. Mấy anh em thương binh khác có người may mắn cũng được thân nhân đem về.

Chỉ đau đớn xót thương cho số "con bà phước" là bị bỏ rơi vì không ai đón nhận đành phải chịu lỳ ở lại, phó mặc cho số phận của kẻ thua cuộc chua cay.

Hậu Giang Hoàng Thanh

^ TRỞ LÊN ^
» TRANG CHỦ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét