CỘNG SẢN ÁC GHÊ

TRANG  QUYỀN DÂN                        ★
DĨ ĐỨC VI TIÊN - THỨ CHI DÂN CHỦ - DÂN QUYỀN TỐI THƯỢNG - NHIÊN HẬU PHÚ CƯỜNG
Việt Nam không có Nhân Quyền - Nên ta phải lấy Quyền Dân để đòi
GOD! PLEASE HELP US STOP THE INVASION OF CHINA AND END THE COMMUNIST DICTATORSHIPS OF VIETNAM
Tổ quốc lâm nguy, Việt cộng đè, Trung cẩu lấn - Kề vai sát cánh, đồng tâm chung sức cứu non sông
⇦«     »⇨

❏ Đăng ngày: 02/10/2017

CỘNG SẢN ÁC GHÊ

Hậu Giang Hoàng Thanh

Trên thế giới xưa nay chẳng thấy,
Cướp chánh quyền xong lại giết dân.
Chỉ loài khát máu phi nhân,
Của loài quỷ đỏ vô thần mà thôi!

Đau thương quá Việt Nam dân tộc,
Kiếp con sên dưới gót giặc Hồ.
Tập đoàn tham ác ma cô,
Còn đâu quốc thể, cơ đồ ngàn năm.

Mong sao được muôn người như một
Kết đồng minh liên Mỹ từ Hoa
Giải trừ đảng cộng yêu ma,
Là hy vọng cứu sơn hà mà thôi!

Hậu Giang Hoàng Thanh
Ngày 02/10/2017

✩ ✩ ✩

BÀ CÁT HANH LONG NGUYỄN THỊ NĂM
https://vi.wikipedia.org

T


heo Bách khoa toàn thư
https://vi.wikipedia.org Nguyễn Thị Năm (1906 - 9 tháng 7 năm 1953), quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc Cải cách ruộng đất, bà là người đầu tiên bị xử tử. Bà nguyên là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên.

Bà còn được gọi là Cát Hanh Long vì đây là tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải Phòng.

Bà vốn giỏi làm ăn trên đất cảng Hải Phòng, và đã làm nhiều nghề khác nhau trong đó có buôn bán sắt vụn, và đã sớm thành đạt trên thương trường, sau đó bà xây nhà tậu ruộng như thói tục của người xưa vừa làm ăn nơi thành thị vừa bám sát với thôn quê.

Trong kháng chiến chống Pháp, được nhà văn Nguyễn Đình Thi thuyết phục, bà Nguyễn Thị Năm đã đóng góp nhiều tiền bạc, vải vóc, nhà cửa cho Việt Minh.

Sau năm 1945, bà Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, và mua lại hai đồn điền lớn của "một ông Tây què" tại Thái Nguyên. Hai con trai bà đều đi theo kháng chiến. Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 100 lạng vàng. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. Khi thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến", bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm tại Thái Nguyên.

Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị...

Bà còn "đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền".

Khi Cuộc cải cách ruộng đất triển khai vào năm 1953, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Quốc cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại." và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra "xử lý". Bà bị lên án với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác".

Trong bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B (CB là ký hiệu viết tắt, bí danh của Hồ Chí Minh) trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người... Giết chết 14 nông dân, tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác".

Theo hồi ký Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, với sự tham dự của gần 1 vạn người. Cũng theo ông Liệu, hai con trai của bà Năm lúc đó cũng bị đấu tố.

Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được gán ghép bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất"...

Bà Năm bị đem ra trước công chúng đấu tố ba lần trước khi đem hành hình.

Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, Hoàng Văn Hoan cho rằng Ủy ban Cải cách ruộng đất tự cho phép các đội Cải cách ruộng đất được bắn vào địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái Nguyên (Nguyễn Thị Năm) sau lan tràn đi nhiều nơi, coi là một phương pháp tốt, để nâng cao uy thế của nông dân.

Theo Hoàng Tùng viết trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ thì: Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong Cải cách Ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc. Hồ Chí Minh nói: "Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức!". Cũng theo hồi ký của Hoàng Tùng thì: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc". Họp Bộ Chính trị Hồ Chí Minh nói: "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.", "Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Hồ Chí Minh nói: "Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cứ cho là không phải". Và họ cứ thế làm.

Trong hồi ký Làm người là khó, Đoàn Duy Thành, phó thủ tướng giai đoạn 1982-1990 viết: "Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp, Bác nói đại ý "Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không tìm được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?" Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời "Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả!" Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm".

Theo Trần Đĩnh viết trong hồi ký Đèn cù thì lúc bấy giờ ông là phóng viên báo Nhân dân được Trường Chinh cử viết bài tường thuật về vụ đấu tố; theo Trần Đĩnh thì Hồ Chí Minh đã bịt râu và Trường Chinh thì đeo kính râm bí mật tới dự vụ đấu tố bà Năm. Trần Đĩnh cũng cho rằng Hồ Chí Minh là tác giả bài báo ký tên C.B có nghĩa là "Của Bác" trên tờ Nhân dân kết tội bà Năm.

Theo Trần Đĩnh trong hồi ký Đèn cù qua lời kể của Tiêu Lang, phóng viên báo Cứu quốc trong đội cải cách: "Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van "các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh." Du kích quát: "Đưa đi chỗ giam khác thôi, im!" Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo quan tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?" Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy..."

Cũng theo cuốn Làm người là khó Đoàn Duy Thành cho rằng vụ bắn Nguyễn Thị Năm có 3 điều sai chính sách (bà Năm thuộc vào cả ba diện đáng ra phải được chiếu cố theo Luật Cải cách ruộng đất Quốc hội Khóa I thông qua: Địa chủ kháng chiến, địa chủ kiêm công thương, địa chủ hiến ruộng cho cách mạng), đồng thời không hợp đạo lý của người Việt Nam khi bắn một địa chủ là nữ, không phải cường hào gian ác. Tuy nhiên khi Đoàn Duy Thành trao đổi với Trần Phương về việc này thì được trả lời: "Cậu tập trung vào học tập chỉnh huấn, kiểm điểm cho tốt để báo cáo được thông qua. Còn việc đó nói gì cũng không được đâu, có khi còn nguy hiểm nữa… chúng ta sẽ bàn sau…"

Năm 1955-1956, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức sửa sai cuộc cải cách ruộng đất, trường hợp mang tính điển hình của vụ Nguyễn Thị Năm vẫn không được giải tỏa.

Ngày 10 tháng 11 năm 2001, trong một văn bản chứng nhận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm".

Ngày 6 tháng 12 năm 2001, Hoàng Tùng, (khi xảy ra vụ việc là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng) cũng xác nhận: "Tôi biết gia đình bà Nguyễn Thị Năm và hoạt động của bà và các con bà từ năm 1948 đến 1953... Việc xảy ra lâu rồi, không tài nào thay đổi được. Song có thể sửa bằng cách minh oan cho bà Năm và ghi nhận sự cống hiến của bà và gia đình đối với công việc giải phóng dân tộc..."

Nguyễn Thị Năm có hai người con trai Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát (lúc hoạt động bí mật có tên là Hoàng Công). Thương hiệu Cát Hanh Long là ghép tên của hai người con.

Hai con trai của bà đều theo Việt Minh đi bộ đội. Nguyễn Hanh từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu... vào Huế nhận ấn kiếm khi vua Bảo Đại thoái vị. Nguyễn Cát thì sau trở thành một Trung đoàn trưởng của Sư đoàn 308.

Khi bà Nguyễn Thị Năm bị xử bắn, hai người con đang đi công tác tại Trung Quốc nên không biết (Theo ông Trần Huy Liệu thì hai con trai của bà cũng bị đấu tố vào lần 2, xem ở trên). Mặc dù đi bộ đội và có công với lực lượng Việt Minh, năm 1953 Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát bị triệu về và bắt giam đưa đi cải tạo đến cuối năm 1956 mới được thả về.

Những năm cuối thập niên 50, ông Hanh vào làm trong Văn phòng Ty Kiến trúc Thái Nguyên, rồi dạt về Hà Nội làm ở một xí nghiệp dược phẩm. Vợ ông Hanh thì dạy ở một trường tiểu học. Các cháu của bà Nguyễn Thị Năm vì lý lịch gia đình thuộc thành phần địa chủ nên từng bị trả hồ sơ khi xin việc và cũng không được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người con thứ là ông Nguyễn Cát thì chuyển ngành sang Ty Thương nghiệp rồi sau đó gia đình ông cũng về Hà Nội. Năm 1998 ông Nguyễn Hanh và ông Nguyễn Cát được công nhận là cán bộ hoạt động lâu năm, cán bộ tiền khởi nghĩa.

Sau nhiều năm cố gắng, đến năm 1990, gia đình mới tìm được xác của bà Năm tại Đồng Bẩm.

Trong nhiều năm, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 04 năm 1995, theo đó đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ cho bà Nguyễn Thị Năm. Dù đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu từ năm 1995 đến năm 2014 qua những lá thư gửi lên địa phương và trung ương đòi phục hồi danh dự cho mẹ nhưng gia đình hoàn toàn không được hồi âm.
^ TRỞ LÊN ^

✩ ✩ ✩

HỒ CHÍ MINH ÁC GHÊ

Bài viết ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ của Hồ Chí Minh đã được đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), ngày 21 tháng 7 năm 1953 dưới bút danh C.B. Sau này bài viết được đưa vào tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất của Hồ Chí Minh do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955.

ĐỊA CHỦ ÁC GHÊ

Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.

- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gãy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!


Ngày 21-7-1953
C.B. ^ TRỞ LÊN ^

✩ ✩ ✩

ẤN CỔ NÓ XUỐNG

"Có người dắt Thị-Năm và đội Hàm tới. Vòng ngoài hội nghị có vài tiếng xì xào: "Đội Hàm đã đến". Hàm cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo, tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn:

- Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống!
- Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ!
- Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm!
- Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!

Hai đứa gian ác vội vã quỳ xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy thế của bọn nó sụp đổ tan tành".

✩ ✩ ✩

THI CA SẮT MÁU

Thi ca tuyên truyền, cổ súy cho chính sách Cải cách Ruộng đất mà thực chất là cướp của giết người đẫm máu của Hồ Chí Minh cùng Bộ chính trị do Trường Chinh cầm đầu (tổng bí thư) cũng được hai nhà thơ đương thời là Tố Hữu và Xuân Diệu phát động.

Bài này được lập đi lập lại trên các đài phát thanh và các loa phóng thanh trên toàn Miền Bắc vào thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất cuả thập niên 1950, trong đó hàng trăm ngàn người dân vô tội bị giết oan hay bị tù tội khổ sai…

GIẾT GIẾT NỮA

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong.
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.

Tố Hữu

✩ ✩ ✩

GIẾT HẾT

Anh em ơi, quyết chung lưng,
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù.
Địa hào, đối lập ra tro,
Lừng chừng phản động đến giờ tan xương.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng hôm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.

Xuân Diệu
(Thơ cổ động cho Cải Cách Ruộng Đất)

✩ ✩ ✩

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: CÂU CHUYỆN CỦA NHÀ THƠ HỮU LOAN
http://www.rfa.org

Nhạc sĩ Trịnh Hưng, người bạn thân của nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim, kể lại hoàn cảnh của chính nhà thơ trong cuộc cách mạng "Cải cách ruộng đất" ở miền Bắc Việt Nam hơn 50 năm trước.

"Ông ấy kể tôi nghe là: Lúc ấy, ông ấy là Trưởng ban Tuyên Huấn của đoàn 304, do tướng Nguyễn Sơn phụ trách, quân đội thì đói khổ lắm, chỉ có ăn khoai, ăn sắn, không có gạo mà ăn… Ông địa chủ đó thì giàu, tháng nào cũng đem gạo đến, để nuôi quân cho…Chính tướng Nguyễn Sơn tháng nào cũng làm lễ vinh danh cho ông ta, ban thưởng huân chương.

Năm 1953, bị đấu tố, lan đến Thanh Hoá, ông bà địa chủ ấy bị giết chết. Nhà thì chỉ có một cô con gái thôi. Nó cấm tất cả mọi người, con trai, hay con gái, không được kết hôn với con nhà địa chủ, không được nuôi con nhà địa chủ.

Ông ấy (nhà thơ Hữu Loan) thấy thế bực quá, mới bỏ về làng, đi qua làng ấy, ông ghé vào thăm, ông biết rằng ông bà cụ bị giết chết rồi, cô con gái không ai nuôi cả, cô ấy phải đi mót sắn, mót khoai ở ngoài đồng, ăn sống, để sống thôi, quần áo rách rưới, bẩn thỉu lắm, ngủ ở đường, ở đình làng, ông thấy thế, thương hại và đem về nhà nuôi… và bây giờ là vợ ông ấy!"

DANH MỤC

1. CỘNG SẢN ÁC GHÊ
2. BÀ CÁT HANH LONG
3. HỒ CHÍ MINH ÁC GHÊ
4. ẤN CỔ NÓ XUỐNG
5. THI CA SẮT MÁU
6. GIẾT GIẾT NỮA
7. GIẾT HẾT
8. NHÀ THƠ HỮU LOAN


❖ ❖ ❖

CỘNG SẢN ÁC GHÊ
Hậu Giang Hoàng Thanh


Để bảo đảm lợi ích cùng vai trò độc tôn lãnh đạo, đảng Cộng sản Việt Nam từ xưa nay thường dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt vu khống, kể cả khủng bố hay tiêu diệt đối phương dù chỉ bị nghi ngờ.

Một trường hợp điển hình qua bài viết "Địa chủ ác ghê" của Hồ Chí Mịnh là bà Cát Hanh Long, nạn nhân mở đầu cho chiến dịch Cải cách Ruộng đất đẫm máu mà thực chất chỉ là cướp đoạt tài sản người dân cùng nhiều tội ác ghê tởm khác của Hồ Chí Minh và tập đoàn bán nước (hậu thế) của ông ta tiếp nối về sau.

Cộng sản từng sát hại Đức Huỳnh giáo chủ và vô số tín đồ Phật giáo Hoà hảo cũng như các tín đồ của Cao Đài. Không những thế, bọn ác ôn Việt Minh (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng minh hội) - tiền thân của đảng CSVN trước đây từng sát hại Đức tổ sư Minh Đăng Quang, giáo chủ khai sơn Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ VN, nhưng lại tung tin, phao cho Năm Lửa, môn đệ PG Hòa Hảo chủ mưu.

Riêng đối với các đại lão tăng sĩ ni sư thì Phật giáo Khất sĩ từ lâu đã bị CS khống chế, buộc gia nhập giáo hội nhà nước quốc doanh nên chẳng còn ai dám hé môi. Còn những tăng sĩ trẻ sau này thì toàn mù tịch, không hề biết gì về nghi án của tổ sư. Họ được đào tạo theo một chiều hướng mới, đường lối chủ trương của đảng CS vô thần.

Người viết lúc nhỏ thường tới lui viếng thăm tịnh xá, có lần thắc mắc về di ảnh Tổ sư thì được chính Pháp sư Thích Giác Nhiên, người kế thừa y bát tổ sư (hiện đã viên tịch ngày 08 tháng 8 năm 2015 tại Hoa kỳ) cho biết Tổ sư Minh Đăng Quang đã bị Việt minh bắt cóc thủ tiêu.

Đó là lý do vì sao Pháp sư Thích Giác Nhiên, nhân chứng sống không dám ở lại quốc nội sau ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng bởi nỗi ám ảnh kinh hoàng về sự việc như trên. Và cũng nhân việc này mà CS đã thêu dệt, bịa đặt cho Ngài với tội chứng CIA nhằm mục đích bôi lọ, triệt hạ uy tín nhà sư cùng tạo sự ly gián cho tăng chúng giáo đồ.

Giả như không lánh nạn ngay sau tháng Tư năm 1975 thì có thể Pháp sư sẽ bị cho đi cải tạo khổ sai như trường hợp của nhiều tu sĩ tôn giáo khác bao gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo, Cao Đài, Đạo Dừa, v.v... cụ thể như Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ (hiện là Đệ Ngũ Tăng thống GH/PGVN Thống Nhất - người mà Sư phụ của Ngài trước đây trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất đã bị Đội Cải cách đấu tố, xử tử bằng cách dùng búa đập đầu phọt máu chết ngay trước sự chứng kiến của Ngài.

Lý do đơn giản chỉ vì nhà chùa có một miếng đất hương hỏa cúng dường mà Thầy của Ngài Quảng Độ bị quy là Sư ông địa chủ, rồi bị tuyên bố hành hình!

Còn có Thượng toạ Thích Thiện Minh bị nhục hình tra tấn đến chết trong tù, và một vị khác nữa trùng pháp danh - Thượng tọa Thích Thiện Minh hiện nay, cũng từng bị cộng sản bắt giam trong suốt 26 năm khổ sai. Bởi lẽ đối với CS thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, ai ai cũng là phản động, phản quốc, là tình báo CIA đế quốc!

Cũng vậy, Cộng sản cũng từng chặt đầu cha Phanxicô Trương Bửu Diệp năm 1946 ở Tắc Sậy Bạc Liêu vì Linh mục có quen biết với cha đạo người Pháp, rồi vu khống, bịa chuyện cho Cao Đài và mấy tên lính Nhật. Sau này để khỏa lấp tội ác họ tráo trở tung tin hỏa mù nhằm đánh lạc hướng dư luận, qua việc dẫn chứng nhiều nguồn, bài viết bịa đặt vô giá trị.

Song song với chính sách tàn ác bất nhân, mị dân lừa đảo của Lê Duẩn và Bộ chính trị Hà Nội sau ngày cưỡng chiếm miền Nam, CS tiến hành quốc sách khủng bố, trả thù Quân Dân Cán Chính VNCH đưa vào trại Tập trung cải tạo, cưỡng bức đi Kinh tế mới, đổi tiền, đánh đuổi tư sản, cơ chế quốc doanh, hợp tác xã, cướp đoạt đất đai, chiếm dụng cơ sở, tịch thu nhà cửa, kho tàng, tài vật, quý kim, v.v... của công dân và cơ sở toàn giáo hội.

Sự kiện thảm khốc trên dẫn đến tình trạng hàng triệu người phải liều mình bỏ nước ra đi tìm tự do và khiến hàng mấy trăm ngàn người VN bất hạnh khác phải bỏ mình trên biển cả hay trong rừng sâu núi thẩm Cao Miên.

Cộng sản còn biệt giam Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam tới chết trong tù và cáo buộc ông là tình báo CIA phản quốc rồi chiếm hữu Cồn Phụng cũng như bắt giam, tử hình nhiều thành phần ái quốc khác. Trong đó có trường hợp oan trái của người tù thế kỷ: Đại uý VNCH Nguyễn Hữu Cầu, người bị cộng sản tuyên tội tử hình rồi giảm án chung thân khổ sai chỉ vì dám tố cáo tham nhũng hiếp dâm của đám cán bộ CS ác ôn ở Kiên Giang.

Đâu đã hết, sau này tập đoàn bại hoại CSVN tay sai Tàu Mao còn gây ra biết bao nhiêu là tang thương thống khổ cho người dân. Chúng tham lam vô kể, ngày đêm đục khoét làm giàu, gian ác bạo che, ngu hèn với giặc, thâm độc với dân, vì lợi ích sẵn sàng buôn dân bán nước, tán tận lương tâm khiến lòng người oán hận, xã hội đảo điên đạo đức suy đồi nước nhà tang tác.

Ôi tội ác của chúng nói sao cho hết viết sao cho xuể kể mấy cho vừa.

Xin mượn mấy câu thơ trong Đại cáo Bình Ngô của Đại danh thần Nguyễn Trãi để diễn tả tội ác của CSVN.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?


Những câu thơ này đã từng bị Hồ Chí Minh trong bài viết Địa chủ ác ghê chôm chỉa sửa lại mà không ghi rõ nguồn gốc hay xuất xứ:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!


Ngày: 03/10/2017
Hậu Giang Hoàng Thanh

^ TRỞ LÊN ^
» TRANG CHỦ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét