TRANG
QUYỀN DÂN
★
DĨ ĐỨC VI TIÊN - THỨ CHI DÂN CHỦ - DÂN QUYỀN TỐI THƯỢNG - NHIÊN HẬU PHÚ CƯỜNG
Việt Nam không có Nhân Quyền - Nên ta phải lấy Quyền Dân để đòi
|
Tổ quốc lâm nguy, Việt cộng đè, Trung cẩu lấn -
Kề vai sát cánh, đồng tâm chung sức cứu non sông
⇦« »⇨
❏ Trước đăng: 11/5/2013
❏ Tái đăng ngày: 07/11/2017
Những vụ khủng bố của Việt Cộng ở miền Nam VN
Phan Hạnh / Email: Jacqueline Tran
Tính chất dã man của các vụ Việt Cộng khủng bố
T
rong hồi ký “Deliver us from Evil”, y sĩ Hải Quân Hoa Kỳ Tom Dooley đã mô tả nhiều tội ác kinh hoàng của Cộng sản gây ra cho người dân đang cố gắng rời bỏ miền Bắc để vào Nam. Ông kể: “Bảy học sinh và thầy giáo bị lôi ra khỏi lớp. Tất cả bị bắt ngồi xuống đất và hai tay bị trói gập ra sau lưng. Hai cán binh Cộng Sản đi đến từng đứa trẻ. Một người dùng hai tay kèm chặt lấy đầu đứa bé, người kia đặt chiếc đũa bằng tre đóng mạnh sâu vào hai lỗ tai, tiếng kêu la thất thanh vang dội cả làng, máu trào ra lênh láng… ”
Ghi chú: Bác sĩ Dooley theo tàu chuyển vận người di cư đến Hải Phòng năm 1954. Ông được mời lên bờ để cứu giúp bệnh nhân, sau đó đã quyết định rời khỏi Hải quân và ở lại Việt Nam trong nhiều năm cuối thập niên 1950 để mang lại sự chăm sóc y tế cho dân làng ở những vùng xa xôi nơi mà người da trắng chưa hề đặt chân đến cho tới khi ông trở về Mỹ trước khi qua đời vì bệnh ung thư đầu năm 1961 ở tuổi 34.
Uwe Siemon-Netto, ký giả nổi tiếng người Đức từng trải qua 5 năm phục vụ chiến trường VN, sau khi theo một đơn vị QLVNCH hành quân giải vây một ngôi làng tỉnh Định Tường bị Việt cộng bố ráp năm 1965, tường thuật:
“Treo trên các cành cây sào trong sân làng là xác xả trưởng, người vợ và 12 đứa con vừa trai, vừa gái kể cả cháu bé. Tất cả nạn nhân phái nam đều bị cắt bộ phận sinh dục nhét vào mồm, còn phụ nữ thì bị cắt nhũ bộ. Dân làng kể họ bị VC bắt gom lại để chứng kiến cảnh tàn sát. Việt cộng bắt đầu giết em bé nhất rồi bằng một màn trình diễn, chậm rãi ra tay lần lượt giết các em lớn hơn, tới nguời mẹ và sau cùng là người cha, viên xả trưởng. Việt cộng đã giết cả nhà 14 người, giết một các lạnh lùng như thể bấm cò súng đại liên bắn máy bay. Việc VC tàn sát thế này là việc bình thường hàng ngày… Vì với chúng tôi nó đã trở thành bình thường nên chúng tôi không tường thuật tới, tường thuật tới lui mãi. Chúng tôi chỉ tường thuật điều bất thường như vụ thảm sát ở Mỹ Lai mà thôi.”
Ghi chú: Qua bài viết “A German Remembers Vietnam”, Uwe Siemon-Netto nói rằng VC thắng không phải vì chiếm được cảm tình của dân chúng mà vì những hình thức khủng bố tàn bạo vô nhân. Dân làng kể với ông là VC thường vào làng hăm dọa dân không được hợp tác với chính quyền, nếu không sẽ lãnh lấy hậu quả nghiêm khắc. Xả trưởng không nghe nên nửa đêm VC bắt dân làng thức dậy để chứng kiến tận mắt cảnh hành hình. Ông Netto nói rất tiếc là ông không còn nhớ tên làng, nhưng điều đó chẳng quan trọng vì những vụ VC khủng bố dân như vậy xảy ra rất thường hàng đêm ở miền Nam trong thời chiến tranh. Tiến sĩ Netto hiện là cư dân ở Laguna Woods, California, Hoa Kỳ và hay giao tiếp với bạn bè người Việt. Địa chỉ trang blog: http://www.uwesiemon.blogspot.ca
Trong quyển “The Soldiers’ Story”, phóng viên Hoa kỳ Ron Steinman ghi lại lời kể về kinh nghiệm chiến trường ở VN của 77 chiến binh Mỹ: “Tôi còn nhớ đã từng đi ngang qua các nghĩa địa nơi Bộ đội miền Bắc giết hàng nhóm người dân lành. Họ đào hầm, rải vôi rồi bắn người dân quăng xuống… Những hầm (chôn tập thể) rất khó nhận ra… Vài cán binh Bắc Việt và Việt Cộng đã cắt rời những bộ phận sinh dục của nạn nhân rồi đánh dấu thi thể những nạn nhân đó.” (trang 176, The Soldiers’ Story – Ron Steinman).
Vì Việt Cộng đã từng là vua khủng bố trong suốt hơn nửa thế kỷ nên họ có kinh nghiệm đầy mình để ngăn chặn khủng bố. Theo dữ liệu của Bách khoa Tự điển mở Wikipedia, lịch sử Việt Nam chưa ghi nhận những vụ khủng bố có quy mô lớn, nhưng các âm mưu khủng bố rất nhiều. Trong Chiến tranh Việt Nam, tại miền Nam từng xảy ra nhiều vụ đặt bom nhằm mục đích phá hoại các cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Việt Cộng thực hiện.
Tại Việt Nam ngày nay, các điều khoản về khủng bố được quy định trong Bộ luật Hình sự ra đời sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại New York. Các hoạt động mang tính đối kháng bằng bạo lực với Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thường bị chính quyền Việt Cộng liệt vào dạng “khủng bố” và đều bị lực lượng an ninh Việt Nam phát hiện và ngăn chặn. Ngăn chận để dành độc quyền.
Như vậy rõ ràng là Việt Cộng vừa ăn cướp vừa la làng, vừa ra tay khủng bố cả nước vừa la làng lên là bị người Việt hải ngoại về nước khủng bố, thật đúng với bài bản của quan thầy Trung Cộng. Tàu Cộng giỏi nghề Sơn Đông mãi võ bán thuốc dán thường la làng. Tàu Cộng nói:
- “Tranh chấp liên tục trên Biển Đông chủ yếu bắt nguồn từ Việt Nam”,
- “Thách thức lớn nhất đối với sự nhấn mạnh về một giải pháp hòa bình của Trung Quốc cũng có thể do Việt Nam”,
- “Việt Nam ngày càng gây sự trong việc thu tóm các đảo làm của riêng mình, không đếm xỉa đến chính sách truyền thống của Trung Quốc”, v.v...
Sự thật ra sao chúng ta ai cũng biết là chính Trung Cộng ra sức ăn cướp trắng trợn đất biển của Việt Nam, cố tình gây căng thẳng nhằm biến khu vực không có tranh chấp và thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng có tranh chấp để thực hiện kế hoạch “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn” trên Biển Đông.
Qua bài “Khủng Bố: Xưa và Nay”, tác giả Lê Minh ở Úc châu viết: “Nạn khủng bố của Việt Cộng đã có từ lâu, có từ thời ông Hồ Chí Minh mới đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Các vụ ám sát khủng bố do các đảng viên, cán bộ cộng sản thực hiện đã xảy ra từ những năm tháng trước thời điểm 1945. Từ sau thời điểm 8/1945 thì các vụ ám sát, khủng bố lại diễn ra với hình thức quy mô, rộng lớn hơn. Những đối thủ chính trị của các đảng phái khác khi bị ám sát thì được chụp cho cái mũ “Việt gian, phản động” hay “tay sai”. Đây là những thủ thuật được dùng để che mắt quần chúng và giúp kẻ nhận nhiệm vụ ám sát có thể ra tay dễ dàng, dã man và dứt khoát hơn. Những năm tháng trong cuộc chiến kháng Pháp, các cuộc thanh trừng, khủng bố vẫn diễn ra từ Nam chí Bắc, không những chỉ đối với các phe phái đối lập, mà còn xảy ra đối với chính các đồng chí trong cùng nội bộ.”
Những vụ khủng bố do VC gây ra trong thời chiến, kể ra thì có hàng ngàn đã được kiểm tra và đúc kết hồ sơ đầy đủ bởi các cơ quan chính phủ Mỹ; người viết xin liệt kê nơi phần liệt kê ở cuối bài.
Thông thường, kẻ giết người luôn tìm cách che đậy hành vi tội ác ghê tởm. Hành động lén lút ám sát giết người thường là do lệnh của tổ chức đảng phái chính trị, là một thứ công tác sứ mạng điệp vụ. Đàng sau sứ mạng đó, cho dù thành công thì vẫn là chết chóc đau thương cho một người hay nhiều người có khi vô tội và bị giết oan khuất. Đối với lương tâm con người, hành động đó là việc làm bắt buộc và đáng lý ra không có gì vinh quang để kiêu hãnh. Nhưng đối với những con người cộng sản khát máu, họ lại xem đó như một thứ hào quang đáng tự hào khoe khoang và hãnh diện.
Xe hơi chở giáo sư Nguyễn Văn Bông bị hư hại sau khi trúng bom chất nổ của khủng bố VC ngày 10 tháng 11 năm 1971. Tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 gồm có Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu ám sát giáo sư Bông, (Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, lãnh đạo của đảng Tân Đại Việt, người thành lập Phong trào Quốc gia Cấp tiến) tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản bằng 4kg chất nổ C4 được liên kết với ba trái lựu đạn.
Vũ Quang Hùng, người đã đặt bom giết chết giáo sư Nguyễn Văn Bông, từng là phó Tổng biên tập báo Công an TP. HCM. Hùng khoe khoang thú nhận “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” ca ngợi chiến công hiển hách của 2 biệt động Sài Gòn là Hùng và Châu. Giáo sư Bông bị sát hại khi 42 tuổi, là một trí thức cấp tiến có khả năng trở thành thủ tướng của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc mất ông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, cố vấn cho Tối cao Pháp viện, ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Cùng thiệt mạng với ông còn có 3 người khác là vệ sĩ là lái xe. Ông để lại người vợ góa 30 tuổi và 3 con nhỏ.
Một kẻ khủng bố Việt Cộng khác khoe thành tích là Trịnh Thị Thanh Mão. Bà Mão khoe là từng đã nhúng tay vào một vụ mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Bài viết: “Chân dung nữ du kích từng mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” trên báo trong nước tiết lộ rằng Tháng 9/1970, trong một lần đi kinh lý bên dòng sông Thạch Hãn, ông tổng thống VNCH suýt chết trước nòng súng của nữ du kích Trịnh Thị Thanh Mão. Hiện tại, cựu nữ du kích Mão đang cư ngụ ở làng Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Với cái gọi là “Ký ức hào hùng”, bà Mão kể lại năm 1964 khi 14 tuổi, “Lợi dụng sự sơ hở của địch ít chú ý tới trẻ con, tôi đã “chuyển vũ khí, thuốc men vào căn cứ cách mạng; hóa thân vào làm người bán hàng rong trà trộn vào lòng địch cài bom hẹn giờ nổ đánh xe, tiêu diệt địch”. Sau một loạt thành tích đặt bom, năm 18 tuổi tôi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Việc ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được tôi thực hiện vào năm 1970 trong buổi khánh thành hệ thống “ấp chiến lược”, tôi bắn 2 viên đạn nhưng không viên nào nổ.“Tiếc thật nếu sau cái bóp cò đó súng nổ thì Thiệu đã tiêu rồi”.
Nếu việc khủng bố chỉ được đảng CS thi hành trong chiến tranh thì cũng chưa phải là điều đáng nói. Thực tế, sau 36 năm thống nhất đất nước, họ vẫn tiếp tục hành động khủng bố của mình bằng nhà tù, bằng còng số 8 thông qua điều 88 và 79 của bộ luật Hình sự. Phương tiện họ dùng khủng bố không phải là bom ba càng, mìn hẹn giờ mà dùng chính Hiến pháp, thông qua điều IV và lực lượng công an, an ninh dày đặc để đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Hàng loạt các trí thức, nhân sĩ yêu nước bị bỏ tù vì đòi hỏi thực thi dân chủ nhân quyền đã bị cầm tù như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, LM Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Paulus Lê Sơn, Huỳnh Thục Vy, Việt Khang, v.v... Đó chính là sự tiếp tục chủ nghĩa khủng bố từ những năm xưa. Những trí thức trên và còn nhiều người khác nữa bị kết những bản án từ vài năm tới cả chục năm tù chỉ vì quan điểm của mình qua phỏng vấn hay các bài viết, bài nhạc. Vậy không là khủng bố thì sao?
❀ ❀ ❀
Một số những vụ khủng bố của VC ở miền Nam VN từ 1960 đến 1969 ghi nhận được:
Ngày 2 tháng Hai 1960: VC phá và đốt chùa Phật giáo ở làng Phước Thành tỉnh Tây Ninh, đâm chết thiếu niên 17 tuổi tên Phan Văn Ngọc do em này kháng cự.
Ngày 22 tháng Tư 1960: Khoảng 30 cán bộ võ trang VC ruồng bố làng Thới Long tỉnh An Xuyên định bắt Cao văn Nành 45 tuổi. Dân làng tụ lại phản đối. Việt Cộng nổ súng giết chết một thiếu niên 16 tuổi.
Ngày 23 tháng Tám 1960: Việt Cộng đang đêm bắt hai giáo viên Nguyễn Khoa Ngôn và Nguyễn Thị Thiệt đến trường Rau Ran tỉnh Phong Dinh để chứng kiến cảnh chúng xử tử hai người đàn ông tên Cảnh và Văn để răn đe và gây khiếp đảm.
Ngày 24 tháng Chín 1960: Một toán VC lục phá và đốt cháy tiêu trường An Lạc tỉnh An Giang.
Ngày 28 tháng Chín 1960: VC chận xe của Cha xứ Hoàng Ngọc Minh, giáo phận Kontum, dùng súng máy bắn ông chết, xong còn cắm cọc tre vào người ông. Tài xế Huỳnh Hữu, cháu cha Minh, bị thương nặng.
Ngày 30 tháng Chín 1960: Một toán VC bắt nông dân Trương văn Đáng 67 tuổi ra trước một phiên “tòa án nhân dân”, cáo buộc tội ông mua hai mẫu ruộng mà trái lệnh chúng không giao cho người khác. Ông bị VC bắn chết trên mảnh ruộng của ông sau phiên xử.
Ngày 6 tháng Mười Hai 1960: VC đặt chất nổ nhà bếp Sân Cù Sài Gòn làm chết một phụ bếp và làm bị thương hai đầu bếp.
Báo cáo tổng kết các vụ VC khủng bố năm 1960 của chính phủ VNCH nạp trình cho Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến gồm có 284 chiếc cầu bị phá hoại, 60 trạm y tế bị đốt. Và do hậu quả của những trường học bị VC phá hủy, việc học của 25,000 học sinh bị ảnh hưởng.
Ngày 22 tháng Ba 1961: 20 nữ sinh đi xe đò trên đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu sau khi tham dự Lễ Hai Bà Trung bị VC giật mìn và xả súng bắn làm thiệt mạng hai nữ sinh và làm bị thương 10 em khác.
Ngày 15 tháng Ba 1961: 12 sơ nữ tu dòng Chúa Quan Phòng đi xe đò từ Tây Ninh đi Sài Gòn bị VC phục kích chận lục soát hành lý. Sơ Theophile phản đối nên bị chúng bắn chết tại chỗ và sơ Phan thị Nở bị thương.
Ngày 26 tháng Bảy 1961: Hai dân biểu gốc người Thượng tên Rmah Pok and Yet Nic Bounrit bị VC phục kích bắn chết gần Đà Lạt cùng với một giáo viên cùng đi thăm viếng một làng định cư.
Ngày 20 tháng Chín 1961: Một lực lượng hàng ngàn VC tràn ngập thị xã Phước Vinh tỉnh Phước Thành, đốt phá mọi cơ sở hành chánh, chặt đầu hầu hết công chức trong thị xã, chiếm giữ trọn ngày trước khi rút lui.
(Ảnh: Bác sĩ Lê Minh Trí, Bộ Trưởng Giáo Dục VNCH đẫm máu vì bị thương nặng (và sau đó chết) đang nằm trên mặt đường và vệ sĩ của ông cũng bị thương đang ngồi trên lề đường trước sự canh gác của một quân cảnh Mỹ. Tài xế của ông chết trong chiếc xe đang bốc cháy sau khi khủng bố VC tung lựu đạn vào xe trên đường phố Sài Gòn ngày 6 tháng 1, 1969.)
Tháng Mười 1961: Nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước đoán số lượng dân chúng VNCH bị VC giết mỗi tháng là một ngàn năm trăm người.
Ngày 13 tháng Mười Hai 1961: Cha Bonnet người Pháp thuộc giáo phận Kontum bị quân khủng bố VC ám sát trong lúc ông viếng thăm giáo dân ở Ngok Rongei.
Ngày 20 tháng Mười Hai 1961: kỹ sư S. Fuka người Nhật làm việc cho dự án đập thủy điện Đa Nhim bị VC chận đường bắt cóc. Số phận của ông ra sao không bao giờ được rõ.
Ngày 1 tháng Giêng 1962: VC chém chết ông Lê văn Thiều 63 tuổi, thủ lãnh lao công tại đòn điền cao su nơi ông làm việc.
Ngày 2 tháng Giêng 1962: VC giết chết hai nhân viên tên Pham văn Hải và Nguyễn văn Thạch trong đoàn diệt trừ sốt rét đang làm việc ở địa điểm cách khoảng 20km về phía nam Sài Gòn.
Ngày 20 tháng Hai 1962: VC ném 4 quả lựu đạn vào một đám dân làng đang xem hát ở Cần Thơ, giết chết 24 phụ nữ và trẻ con và làm cho 84 người khác bị thương.
Ngày 8 tháng Tư 1962: VC xử tử hai tù thương binh Hoa Kỳ gần làng An Châu Trung phần Việt Nam. Hai thương binh Mỹ này bị trói và bị bắn vào mặt vì họ không đi theo kịp toán VC đang rút lui.
Ngày 19 tháng Năm 1962: Khủng bố VC ném lựu đạn vào nhà hàng Aterbea ở Sài Gòn làm bị thương viên quản lý đoàn xiệc đến từ Bá Linh và tham vụ văn hóa Tòa Đại Sứ Tây Đức ở Sài Gòn.
Ngày 20 tháng Năm 1962: VC đánh bom trước khách sạn Hưng Đạo Sài Gòn, nơi cư ngụ của quân nhân Hoa Kỳ, làm bị thương 8 người Việt và 3 quân nhân Mỹ đang đứng bên ngoài khách sạn.
Ngày 12 tháng Sáu 1962: VC phục kích xe đò hành khách gần Lệ Tri tỉnh An Giang giết chết tất cả người trên xe gồm tài xế, người phụ lơ và hành khách.
Ngày 20 tháng Mười 1962: Đội Biệt động 159 của Việt Cộng tung lựu đạn giết chết 7 người và làm bị thương 47 người đang đứng xem một cuộc triển lãm có trưng bày một phi cơ trực thăng cùng một số chiến lợi phẩm tịch thu được của địch quân trước Tòa Đô Chính Sài Gòn và một đoạn dài của đại lộ Nguyễn Huệ.
Theo lời thuật có tính cách tuyên truyền khoác lác của báo chí VC, nữ du kích nội thành Lê Thị Thu Nguyệt giả dạng nữ sinh đảm nhận công tác mang thuốc nổ vào Sài Gòn. Trong bộ quần áo dài trắng giả trang một nữ sinh từ quê lên Sài Gòn học, Nguyệt mang theo hai chậu kiểng được ngụy trang dưới lớp đất là những quả lựu đạn. Bài báo kể Nguyệt bị chận xét nơi trạm kiểm soát như sau.
(Trích: “Tim chị cơ hồ nhảy ra khỏi lồng ngực khi tên lính xét giấy tờ đòi đập vỡ hai chậu kiểng xem có chất nổ không. Quá bất ngờ, Thu Nguyệt òa khóc, nói rằng ông bà ngoại sẽ đánh chết cô nếu đem hai chậu kiểng về nhà không còn nguyên vẹn. Vẻ đẹp tinh khiết và nước mắt cô nữ sinh làm mềm lòng tên lính. Hắn ta khoát tay ra hiệu đồng bọn bỏ đi.
8 giờ sáng ngày 26/10/1962, Nguyệt chọn bộ quần áo dài đẹp nhất cùng Tùng, Quang giả làm thường dân đi xem triển lãm. Trong chiếc khăn mùi soa của Thu Nguyệt là quả lựu đạn. Tới nơi, thấy địch để bên cạnh chiếc trực thăng Mỹ là súng, mìn “chiến lợi phẩm”, Quang định ném trái lựu đạn vào đống mìn nhưng Thu Nguyệt ngăn lại. Chị giải thích hành động của mình lúc ấy: “Chỗ đó quá đông người, tôi sợ mìn nổ làm chết dân. Nơi chiếc trực thăng đậu vắng người hơn. Tôi bí mật chuyển “chiếc khăn mùi soa” qua cho Quang. Anh hiểu ý nhanh tay ném vào mục tiêu này”. Một tiếng nổ vang lên, chiếc máy bay sụm xuống, bốc cháy mù mịt. Mọi người hỗn loạn tranh nhau thoát ra khỏi khu vực triển lãm. Lợi dụng thời cơ đó, các chiến sĩ biệt động hòa vào đám đông, thoát ra ngoài an toàn.
Sáng hôm sau đọc báo, chị biết được kết quả trận đánh. Vậy là với chiếc khăn mùi soa trắng mỏng manh trong bàn tay bé nhỏ của Thu Nguyệt, quả lựu đạn đã phá hỏng 1 trực thăng HU1A, làm chết 3 tên, 2 tên bị thương và chiến công lớn hơn của trận đánh là đã phá vỡ được cuộc triển lãm của địch dự định kéo dài trong bảy ngày, làm thất bại âm mưu chính trị của ngụy quyền Sài Gòn.” Ngưng trích).
Bạn đọc ắt thấy bài báo trên đây kém trung thực. Hình ảnh tài liệu cho thấy rõ ràng là các nạn nhân của vụ khủng bố này cũng chỉ là thường dân, trong đó có trẻ em.
Ngày 4 tháng Mười Một 1962: VC ném lựu đạn trong một đường hẽm tại Cần Thơ, giết chết một quân nhân Hoa Kỳ và 2 trẻ em Việt Nam và làm một em khác bị thương nặng.
Ngày 25 tháng Giêng 1963: VC đặt chất nổ xe lửa chở gạo gần Qui Nhơn, giết chết 8 hành khách và làm bị thương 15 người khác.
Ngày 4 tháng Ba 1963: VC chận xe trên đường Sài Gòn Đà Lạt, bắn chết 2 nhà truyền giáo Tin Lành là Elwood Forreston, người Mỹ, và Gaspart Makil, người Phi Luật Tân. Hai đứa con song sinh của Makil bị bắn và bị thương.
Ngày 16 tháng Ba 1963: VC ném lựu đạn vào một ngôi nhà của một gia đình người Mỹ đang tiếp khách ăn tối ở Sài Gòn, giết chết một thương gia người Pháp và làm bị thương 4 người khác.
Ngày 25 tháng Ba 1963: Cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn một quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 cho chuyến bay từ Sài Gòn đi Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi.
Vụ khủng bố này lại cũng có sự nhúng tay của nữ khủng bố Lê Thị Thu Nguyệt. Báo Việt Cộng viết: (Trích) “Cũng không ai nghĩ, người phụ nữ bé nhỏ, dịu dàng ngồi trước mặt tôi nói những chuyện đời thường về cơm ăn áo mặc, mối lo toan thường tình như bao phụ nữ khác là nữ biệt động Đội 159 đưa được mìn nổ chậm, một loại vũ khí do Quân giới Quân khu sản xuất từ Củ Chi vào sân bay Tân Sơn Nhất, gài được mìn hẹn giờ trên máy bay Boeing 707.
Để thực hiện được trận đánh quan trọng này, Đội Biệt động 159 trước đó đã tiến hành gài người vào làm nhân viên điều khiển không lưu ở sân bay, mang bí số 8E, tức Mười Luân; đồng thời đưa Thu Nguyệt đóng vai người yêu của Mười Luân ra vào sân bay để điều nghiên mục tiêu. Ngày 25/3/1963, một gói thuốc nổ mạnh C4 cài đồng hồ hẹn giờ được ngụy trang trong một chiếc túi du lịch, giống y hệt chiếc túi du lịch mà bọn cố vấn Mỹ thường dùng. Khi khoác “túi du lịch” đến từ giã “người yêu”, Thu Nguyệt đánh tráo túi du lịch của một tên Mỹ trong phòng đợi.
Theo kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút. Nhưng chiếc Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá cảnh sân bay Honolulu được 2 phút mìn mới phát nổ. Toàn bộ máy bay bị phá hỏng. Thoát chết trong gang tấc, bọn cố vấn Mỹ vô cùng kinh hoàng. Nếu như hôm ấy, chiếc đồng hồ hẹn giờ không bị trục trặc do máy bay lên độ cao 10.000 mét, áp suất không khí khiến nó chạy chậm lại, thì 80 cố vấn Mỹ xâm lược đã đền mạng. Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin về trận đánh này, trong đó có lời khen ngợi của Hồ Chủ tịch. Quả mìn ấy tuy không nổ đúng giờ nhưng có sức “công phá” lớn trong dư luận, gây kinh hoàng cho quân đội Mỹ ngay phía bên kia bờ Thái Bình Dương: “Không chỉ Việt cộng đánh chúng ta trong thành phố, mà ngay cả bên Mỹ”. (Ngưng trích).
Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện VC kể này, xin để đọc giả tự thẩm định.
Ngày 3 tháng Tư 1963: Khủng bố VC tung hai quả lựu đạn vào một trường học ở Long Xuyên, giết chết một giáo viên và hai người lớn đang xem học sinh trình diễn ca nhạc hàng năm.
Ngày 4 tháng Tư 1963: VC ném lựu đạn vào khán giả đang xem chiếu bóng ở một làng quê quận Cao Lãnh tỉnh Định Tường, giết chết 4 người và làm bị thương 11 người khác.
Ngày 23 tháng Năm 1963: VC đánh bom bằng hai chiếc xe đạp có gài chất nổ trên đường phố Sài Gòn giết chết hai người và làm bị thương 10 người khác.
Ngày 12 tháng Chín 1963: Cô giáo Võ Thị Lộ 26 tuổi ở An Phước tỉnh Kiến Hòa sau 3 ngày bị VC bắt cóc, đã bị VC cắt cổ chết và vứt thây ở rìa làng.
Ngày 16 tháng Mười 1963: Hai chiếc xe đò ở Kiến Hòa và Quảng Tín bị trúng mìn VC khiến cho 18 hành khách tử vong và 23 người khác bị thương.
Ngày 9 tháng Mười Một 1963: Trong một ngày 3 vụ ném lựu đạn xảy ra tại 3 địa điểm khác nhau tại Sài Gòn làm bị thương 16 người.
Ngày 9 tháng Hai 1964: VC kích nổ bom tại một sân vận động thể thao nơi người Mỹ chơi banh làm cho 2 chết và 41 bị thương trong đó có 4 phụ nữ và 5 trẻ em. Một phần bom khác không nổ, nếu không, số người tử thương sẽ cao hơn nhiều.
Ngày 16 tháng Hai 1964: Khủng bố VC kích nổ bom tại rạp chiếu bóng Kinh Đô ờ Sài Gòn gây tử thương 3 người Mỹ và làm bị thương 32 người khác.
Ngày 14 tháng Bảy 1964: Phạm Thảo, chủ tịch ủy ban hành động Công giáo tỉnh Quảng Ngãi bị VC xử tử khi ông về thăm sinh quán làng Phổ Lợi Quảng Ngãi.
Quang cảnh bên ngoài Tòa Đại Sứ Mỹ cũ trên đại lộ Hàm Nghi trong vụ VC khủng bố ngày 30/3/1965.
Tháng Mười 1964: Giới chức Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến tháng Mười 1964 VC đã giết chết 429 viên chức địa phương của VNCH và bắt cóc 482 người khác.
Ngày 24 tháng 12, 1964: Một vụ nổ do khủng bố VC ở cư xá Brink trong đêm Giáng Sinh. Cư xá Brinks ở Sài Gòn là nơi trú ngụ của hơn 125 sĩ quan Mỹ và dân thường bị đánh bom do một đặc công Việt Cộng đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, giết 66 người trong đó có 2 sĩ quan Mỹ và làm hơn 100 người khác bị thương.
Ngày 6 tháng Hai 1965: Đài phát thanh VC cho biết VC đã đem hai tù binh người Mỹ ra bắn chết để trả thù cho 2 khủng bố VC vừa bị VNCH xử bắn.
Ngày 10 tháng Hai 1965: Khủng bố VC đặt bom phá nổ trại lính ở Qui Nhơn, giết chết 23 binh sĩ Mỹ.
Ngày 30 tháng Ba 1965: Một toán đặc công VC phối hợp đánh bom Tòa Đại Sứ Mỹ trên đại lộ Hàm Nghi gây thiệt mạng cho 22 người, trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và một người Phi Luật Tân, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A. Johnson.
Ngày 25 tháng Sáu, 1965: Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom làm hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có 9 người Mỹ và làm hơn 50 thường dân bị thương.
Ngày 18 tháng Tám, 1965: Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương.
Ngày 4 tháng Mười, 1965: Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom làm 11 người thiệt mạng, 42 thường dân khác bị thương.
Ngày 5 tháng Mười, 1965: Bom nổ trên một chiếc taxi trên đường phó chính ở Sài Gòn, có thể do bom phát nổ sớm hơn giờ ấn định, làm hai người chết và 10 bị thương.
Ngày 4 tháng 12, 1965: Bom khủng bố nổ trước một biu đing cư xá quân nhân ngoại quốc ở Saigon làm 137 người bị thương gồm 72 người Mỹ, 3 người Tân Tây Lan và 62 người Việt.
Ngày 12 tháng 12, 1965: Hai trung đội khủng bố VC giết 23 công nhân đào kinh trong một ngôi chùa Phật giáo ở Tân Hưng tỉnh Định Tường và 7 người bị thương.
Lối đi vào nhà hàng nổi Mỹ Cảnh từ Bến Bạch Đằng sau khi VC giật quả mìn Claymore thứ nhì để giết hại thêm thực khách từ nhà hàng chạy lên sau vụ nổ trước.
Ngày 30 tháng 12, 1965: Ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị VC kê súng bắn vào đầu khi ông từ tòa soạn về nhà để ăn trưa vì trước đó ông đã cho đăng lên báo lời hăm dọa mà ông nhận được của cộng sản.
Ngày 7 tháng 1, 1966: Cộng sản gài và giật nổ một quả mìn Claymore tại cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, làm 2 người chết và 12 bị thương.
Ngày 17 tháng 1,1966: Cộng sản giật mìn xe đò trên công lộ tỉnh Kiến Tường làm chết 26 thường dân, trong đó có 7 trẻ em, và 8 người bị thương.
Ngày 29 tháng 1, 1966: VC giết chết cha xứ Phan Khắc Dậu 74 tuổi ở Thạnh Trị tỉnh Kiến Tường cùng với 5 giáo dân. Đám khủng bố xúc phạm và hủy hoại thánh kinh và tượng chúa cùng các vật dụng khác.
Ngày 2 tháng Hai, 1966: Một toán du kích VC phục kích bắn xả vào một chiếc xe Jeep chở nhân viên ty thông tin tỉnh Hậu Nghĩa, làm 6 chết và một bị thương.
Ngày 14 tháng Hai, 1966: VC gài nổ hai quả mìn dưới xe đò gần Tuy Hòa giết chết 48 nông dân và làm bị thương 7 người khác.
Ngày 18 tháng Ba, 1966: Thêm 15 hành khách xe đò chết và 4 bị thương vì trúng mìn VC 8km phía tây Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.
Ngày 22 tháng Năm, 1966: Quân khủng bố VC đang đêm tấn công một khu nhà trú ngụ của nhân công đào kinh tỉnh An Giang, giết chết 18 đàn ông, 1 phụ nữ và 4 trẻ em.
Ngày 10 tháng Chín, 1966: Trong đêm trước ngày bầu cử Quốc Hội miền Nam, Việt Cộng tung ra 166 cuộc tấn công trên toàn quốc, phá hoại địa điểm đặt thùng phiếu, bắt cóc và ám sát.
Ngày 11tháng Chín, 1966: Trong ngày bầu cử, khủng bố VC giết chết 19 cử tri, làm bị thương 120 người, đốt phá phòng phiếu, đặt mìn vệ đường và ám sát.
Ngày 24 tháng Chín, 1966: Quân đội Hoa Kỳ giải cứu 11 tù nhân tại một trại giam của VC ở tỉnh Phú Yên. Có 70 tù nhân bị VC bỏ đói đến chết và 20 người khác chết vì tra tấn.
Ngày 11 tháng Mười, 1966: Theo sự chỉ dẫn của một thiếu niên 14 tuổi, lực lượng Đồng Minh tìm thấy một nhà tù VC ở tỉnh Bình Định với 12 tử thi tù nhân đã bị VC bắn và ném lựu đạn chết trước khi chúng tẩu thoát.
Ngày 22 tháng Mười, 1966: Một cán bộ nông thôn nửa đêm bị VC vào nhà bắn chết ở Bình Chánh tỉnh Gia Định.
Ngày 24 tháng Mười, 1966: Một chiếc xe đò chạy tuyến đường Huế – Quảng Trị trúng mìn VC tại Phong Điền khiến 15 hành khách bị thương.
Ngày 27 tháng Mười, 1966: VC tung lựu đạn vào nhà dân ở Ban Mê Thuột giết chết 2 người và làm bị thương 7 người gồm trẻ em và phụ nữ.
Ngày 28 tháng Mười, 1966: Cảnh sát kịp thời bắt giữ một nữ du kích VC định đặt bom dưới khán đài lễ hội ở Khánh Hưng tỉnh Ba Xuyên.
Ngày 1 tháng 11, 1966: VC pháo kích Sài Gòn trong Ngày Cách Mạng giết chết và làm bị thương 51 người.
Ngày 2 tháng 11, 1966: VC ném lựu đạn vào trường đua Phú Thọ Sài Gòn làm 2 người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày một toán khủng bố VC tấn công quận châu thành tỉnh Phong Dinh, đặt chất nổ gây hư hại cầu sắt Đầu Sấu.
Ngày 3 tháng 11, 1966: Khủng bố VC xâm nhập ngoại ô Sài Gòn và pháo kích 24 phát vào trung tâm thủ đô. Các nơi bị trúng đạn là Chợ Bến Thành, nhà thương Grall, nhà thờ Đức Bà và một số nhà dân cư; có 8 người chết và 37 người bị thương nặng.
Ngày 4 tháng 11, 1966: VC bắn súng cối vào một làng tỉnh Hậu Nghĩa, làm một người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày VC tấn công một làng ở Tây Ninh làm 6 người chết và một số bị thương.
Ngày 7 tháng 11, 1966: VC bắt cóc hai viên chức hành chánh trên tỉnh lộ 8 tỉnh Quảng Đức.
Ngày 16 tháng 11, 1966: Một chiếc xe đạp chứa chất nổ do khủng bố VC gài phát nổ trên đường Nguyễn Văn Thoại Sài Gòn khiến hai quân nhân và một thường dân bị thương.
Ngày 19 tháng 11, 1966: VC pháo kích tổng cộng 28 phát đạn súng cối ở Cần Giộc và Cần Đước tỉnh Long An gây cho 2 trẻ em chết và 17 người bị thương.
Ngày 20 tháng 11, 1966: Hai cảnh sát viên bị thương khi gỡ băng rôn VC có gài chất nổ.
Ngày 23 tháng 11, 1966: VC mặc quân phục giả dạng binh sĩ VNCH giết chết cảnh sát gác cầu ở Khánh Hưng tình Ba Xuyên và ném 2 quả lựu đạn làm 2 binh sĩ và 7 thường dân bị thương.
Ngày 26 tháng 11, 1966: VC gài mìn Claymore ở sân chơi trường tiểu học Trịnh Hoài Đức ở An Thạnh tỉnh Bình Dương cạnh một địa điểm huấn luyện của một đơn vị Đại Hàn. Mìn nổ giết chết 3 binh sĩ Đại Hàn và làm bị thương một học viên người Việt.
Ngày 30 tháng 11, 1966: VC pháo kích chợ Tân Uyên tỉnh Biên Hòa giết chết 3 thường dân và làm bị thương 7 người khác.
Ngày 4 tháng 12, 1966: Một đơn vị đặc công VC phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 cây số xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui toán đặc công này, giết chết 18 người. Một máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị thiệt hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng phòng thủ một lần nữa đã đẩy lui, giết thêm 11 đặc công Việt Cộng.
Ngày 7 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng dùng súng lục Đông Đức ám sát dân biểu Trần Văn Văn khi ông đang trên đường đi đến trụ sở Quốc Hội. Hai tên du kích bị bắt.
Ngày 10 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng ném lựu đạn vào sân chơi của ty Chiêu Hồi tỉnh Bình Dương làm cho 3 trẻ em bị thương nặng. Cùng ngày, một xe đò trúng mìn Việt Cộng ở Phong Dinh khiến 5 hành khách toàn phụ nữ thiệt mạng và làm tài xế bị thương nặng.
Ngày 27 tháng 12, 1966: Dân biểu bác sĩ Phan Quang Đán may mắn thoát chết khi xe ông phát nổ ở Gia Định. Bánh chất nổ gắn dưới lườn xe của ông kích nổ khi ông mở cửa xe bước ra. Bác sĩ Đán bị thương nhưng một phụ nữ đi đường tử thương và 5 người bộ hành khác bị thương.
Ngày 6 tháng 1, 1967: Một cảnh sát viên ở quận Tân Châu tỉnh Kiến Phong bị Việt Cộng hành quyết trước sự chứng kiến của gia đình.
Ngày 7 tháng 1, 1967: Việt Cộng đặt chất nổ phá sập một lớp học và một trạm y tế quận Hồng Ngự tỉnh Kiến Phong.
Ngày 8 tháng 1, 1967: Việt Cộng ném lựu đạn vào nhà một xã trưởng tỉnh An Xuyên làm một đứa con của ông ta chết và làm bị thương 3 thành viên khác trong gia đình.
Ngày 12 tháng 1, 1967: VC phục kích xe đò trên Quốc lộ 14 ở Tân Cảnh giết chết 3 thường dân và làm bị thương 3 quân nhân.
Ngày 21 tháng 1, 1967: VC đột nhập làng Buôn Hô tỉnh Darlac gom dân tuyên truyền và bắt đi 6 thanh thiếu niên.
Ngày 6 tháng 2, 1967: VC bố ráp Liêu Trì tỉnh Quảng Tín bắt cóc giáo viên và viên chức . Giáo viên bị giết sau đó. Cùng ngày VC ném lựu đạn một buổi tiếp tân của Phó Tỉnh trưởng Kontum, giết chết Trưởng Ty Giáo Dục và 2 viên chức khác cùng 8 người bị thương nặng.
Ngày 4 tháng 3, 1967: Biết tin một đơn vị VNCH hành quân giải cứu, toán canh tù VC trói 12 tù nhân VNCH xong bắn, đâm và cắt cổ. Chỉ có hai người được cứu sống.
Ngày 5 tháng 3, 1976: VC mở 2 vụ đột kích ban đêm giết hai cán bộ xây dựng nông thôn ở Vĩnh Phú tỉnh Phú Yên. Trong một vụ khác, thêm 7 người khác bị giết và 4 người bị thương.
Ngày 30 tháng 3, 1967: VC pháo kích trại gia binh tỉnh lỵ Bạc Liêu, phá hủy 200 căn nhà, giết chết 32 người.
Ngày 13 tháng 4, 1967: VC nhắm mục tiêu khủng bố ban đêm vào một đoàn văn nghệ trình diễn ở Lữ Sơn gần Đà Nẵng. Trưởng và phó đoàn đều bị giết, 2 đoàn viên bị thương.
Ngày 14 tháng 4, 1967: Du kích VC bắt cóc Nguyễn Văn Sơn, người ra ứng cử hội đồng làng thuộc quận Bình Chánh tỉnh Gia Định.
Ngày 16 tháng 4, 1967: VC ám sát một ứng cử viên hội đồng làng Cẩm Hà tỉnh Quảng Nam. Thân nhân trong gia đình cũng bị vạ lây gồm 1 em bé chết và 3 người lớn bị thương.
Ngày 18 tháng 4, 1967: VC tấn công vào ấp Suối Chồn thuộc tỉnh Long Khánh đông bắc Sài Gòn, giết chết 5 cán bộ xây dựng nông thôn, làm bị thương 3 người và bắt cóc 7 người. Trong số 5 người bị giết có 3 cô gái trẻ bị trói và bắn vào đầu. Một phần ba nhà cửa trong ấp bị VC đốt cháy rụi.
Ngày 26 tháng 4, 1967: Nguyễn Cầm, trưởng ấp Ba Đàn tỉnh Quảng Nam bị VC giết.
Ngày 10 tháng 5, 1967: Một chiếc xe đò cán trúng mìn VC ở tỉnh Phú Bổn làm một hành khách chết, tài xế và 5 hành khách khác bị thương.
Ngày 11 tháng 5, 1967: Bác sĩ Trần Văn Lữ Y, bộ trưởng Y Tế tường trình trước Tổ Chức Y Tế Thế Giới ở Geneva rằng trong 10 năm qua có hơn 200 nhân viên y tế bị VC giết hại. Con số chính xác là 211 người gồm bác sĩ và y tá đã bị VC giết hoặc bắt cóc; 174 bệnh xá, bệnh viện và nhà bảo sanh bị phá hủy, 40 xe cứu thương bị trúng mìn hoặc bị bắn bằng súng máy.
Ngày 16 tháng 5, 1967: VC mở hai vụ khủng bố ở hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Trị giết chết 8 cán bộ xây dựng nông thôn và làm 5 người bị thương.
Ngày 24 tháng 5, 1967: VC tung lựu đạn vào nhà trưởng ban thông tin Phú Thạnh tỉnh Biên Hòa giết chết ông cùng với hai đứa con lúc 3 giờ sáng.
Ngày 29 tháng 5, 1967: Đặc công người nhái VC từ dưới Sông Hương ở Huế làm nổ một khách sạn nơi các thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến thường trú ngụ. Không có thành viên nào của 3 nước hội viên là Ấn Độ, Gia Nã Đại và Ba Lan bị nguy hại; Vụ tấn công của VC làm cho 5 thường dân người Việt tử thương và 15 bị thương. 80% khách sạn bị hư hại.
Ngày 2 tháng 6, 1967: Hai trung đội VC có trang bị súng máy giữa khuya tấn công Trung Tâm Chiêu Hồi tỉnh Long An làm 5 binh sĩ và 5 thường dân bị thương.
Ngày 27 tháng 6, 1967: Một xe đò đầy hành khách cán phải mìn VC ở đông nam Lai Khê tỉnh Bình Dương khiến 23 người trên xe đều chết.
Ngày 6 tháng 7, 1967: 7 trẻ em đi bộ trên đường lộ để đến chùa tại xã Cẩm Phổ tỉnh Quảng Nam nhằm lúc một xe hàng chạy ngang làm nổ một quả mìn chống tăng do VC gài khiến một em chết vầ em bị thương.
Ngày 13 tháng 7, 1967: Một nhà hàng ở Huế bị VC gài bom nổ làm chết 2 thực khách người Việt, làm bị thương 12 người Việt, 7 người Mỹ và 1 người Phi Luật Tân.
Ngày 14 tháng 7, 1967: VC giả dạng binh lính VNCH tấn công một trại tù tỉnh Quảng Nam, giải thoát cho 1,000 trên tổng số 1,200 tù nhân, xử tử 30 người tại sân trại. 10 thường dân bị giết và 29 thường dân khác bị thương khi VC mở đường rút lui.
Ngày 25 tháng 7, 1967: VC vào nhà dân ở Bình Triệu tỉnh Long An bắt đi 4 đàn ông, 1 phụ nữ và đứa con trai 16 tuổi của bà. Sáng hôm sau trên tỉnh lộ 13, người ta tìm thấy thi thể 6 người này với hai tay bị trói sau lưng và mỗi người có một vết đạn bắn vào đầu.
Ngày 5 tháng 8, 1967: Khủng bố VC bắt một bé gái học sinh cầm một quả lựu đạn đã rút chốt sẵn dặn em đưa cho thầy cô giáo của em. Em học sinh này đi đến trường em thuộc tỉnh An Xuyên đang có chương trình đặc biệt cổ động cho chiến dịch Rủ Nhau Đi Bầu Tháng Chín. Vừa tới cửa lớp học, em học sinh buông tay thả lựu đạn khiến cho em chết và làm 9 em học sinh ngồi trong lớp bị thương.
Ngày 24 tháng 8, 1967: VC ném bom vào nhà một cảnh sát viên ở Cần Thơ làm một người chết và 4 người bị thương.
Ngày 26 tháng 8, 1967: Xe đò chở hành khách cán trúng mìn trong tỉnh Kiến Hòa làm cho 22 người chết và 6 người bị thương.
Ngày 27 tháng 8, 1967: VC gia tăng các vụ khủng bố bằng pháo kích một tuần trước ngày bầu cử tổng thống và thượng nghị viên. 46 chết và 227 bị thương ở Cần Thơ. 10 chết và 10 bị thương trong tỉnh Phước Long. 9 thường dân và 5 trẻ em bị thương ở Ban Mê Thuột. 2 chết và 1 bị thương ở Bình Long. 6 người bị bắt cóc ở làng Phước Hưng tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 29 tháng 8, 1967: VC xâm nhập 4 xã thuộc quận Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, giết chết 2 và bắt đi 6 người.
Ngày 1 tháng 9, 1967: VC phá quốc lộ 4 trong tỉnh Định Tường với 6 hố bom khiến mọi lưu thông tắt nghẽn ngoại trừ một xe cứu thương quân đội cán trúng mìn áp suất khiến 13 hành khách chết và 23 bị thương.
Ngày 3 tháng 9, 1967: Trong ngày bầu cử, vụ khủng bố VC đầu tiên xảy ra tại một địa điểm bỏ phiếu ở Tuy Hòa Phú Yên khiến 3 chết và 42 bị thương. Tính chung trong buổi sáng ngày bầu cử. có tổng cộng 48 cử tri bị VC sát hại.
Ngày 8 tháng 11, 1967: Trung tâm tị nạn Kỳ Chánh tỉnh Quảng Tín bị VC xâm nhập giết chết 4, làm bị thương 9 và bắt đi 9 người khác, lớp học bị đốt.
Ấp tân sinh Đắc Sơn bị VC dùng súng phun lửa hủy diệt, giết 114 dân làng và làm bị thương 47 người (AP Photo)
Ngày 5 tháng 12, 1967: Một trong những vụ VC khủng bố tồi tệ nhất gây tiếng vang lớn là cuộc thảm sát ở Dak Son tỉnh Phước Long. Người Mỹ ví nó như vụ thảm sát làng Lidice ở Tiệp Khắc dưới thời nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Dak Son là một làng người Thượng với khoảng 2,000 dân. Vì ngôi làng này gần một căn cứ quân đội Mỹ và được dân làng có thiện cảm, VC căm thù muốn tiêu diệt. Hơn 300 VC trang bị 60 súng phun lửa đang đêm tấn công định thiêu sống tất cả: người già trẻ lớn bé, gia súc, thực phẩm, nhà cửa… Sáng hôm sau, một cảnh hoang tàn với từng đống thây người chết cháy thành than cùng với mọi vật. Tổng cộng có 252 người chết, hai phần ba là phụ nữ và trẻ em. 200 người bị bắt đi và không bao giờ trở lại. Số người còn sống sót là vì cư trú trong các dãy nhà khác và VC đã xài cạn hết súng phun lửa.
Ngày 14 tháng 12, 1967: Dân biểu Bùi Quang San bị VC xông vào nhà ám sát. Hai ngày trước khi bị giết, ông San cho biết có nhận được thư VC hăm dọa tính mạng. Cả gia đình ông ở Hội An từng bị VC sát hại gồm mẹ, vợ và 6 đứa con. Cùng ngày, thông cáo Bộ Thông Tin cho biết trong tuần lễ qua có 232 người chết vì các vụ VC khủng bố.
Ngày 16 tháng 12, 1967: VC cướp máy vi âm trong một buổi diễn kịch trong trường Đại Học Sài Gòn để tuyên truyền và nổ súng làm 3 người bị thương khi bị ngăn cản, xong tẩu thoát.
Ngày 20 tháng 1, 1968: Một toán du kích VC có võ trang cưỡng bức khoảng 100 dân cư quận Tam Quan tỉnh Bình Định tập họp để nghe chúng tuyên truyền. Một người lớn tuổi lên tiếng phản đối liền bị VC bắn chết.
Ngày 30 tháng 1, 1968: Trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân, một lực lượng Cộng quân khoảng 12,000 người đã thừa dịp hưu chiến xâm nhập thành phố Huế và tức khắc biến Huế trở thành một trong những thành phố buồn nhất trên quả địa cầu. Thành phố bị VC chiếm đóng 26 ngày, xử tử gần 6,000 nạn nhân không vũ khí mà VC cho là kẻ thù của CS. Sau khi thành phố được giải cứu, người ta tìm thấy nhiều mồ chôn tập thể hàng ngàn người bị VC trói, giết cà chôn vội vã trên đường rút lui. Dấu hiệu cho thấy có cả nạn nhân bị chôn sống.
Ngày 6 tháng 4, 1968: Một toán du kích VC vào làng Thất Vinh Đông tỉnh Tây Ninh bắt dân mua trái phiếu và bắt đi một giáo viên, 2 người con gái và một người cháu trai của xả trưởng cùng 6 thiếu niên 15, 16 tuổi.
Từ 5/5 đến 22/6, 1968: VC pháo kích 417 quả đạn hỏa tiễn 107 ly của Trung Cộng và 122 ly của Sô Viết vào Sài Gòn, làm chết 115 người và 528 người bị thương, phần lớn là cư dân Quận Tư.
Ngày 29 tháng 5, 1968: VC chận đường lộ 155 ở tỉnh Vĩnh Bình, đốt 2 xe đò và 28 xe lam 3 bánh, bắt đi 50 hành khách thường dân gồm một mục sư Tin Lành.
Ngày 28 tháng 6, 1968: VC tấn công bằng vũ khí nặng, chất nổ và lựu đạn vào trung tâm tị nạn và làng chài Sơn Trà, phía nam Đà Nẵng làm 88 người chết và 103 bị thương. 450 ngôi nhà bị phá hủy khiến cho hàng ngàn dân không nhà ở. Sau đó VC lại phục kích tấn công bắn vào đám người đi đốn tre để cất lại nhà tị nạn.
Ngày 28 tháng 7, 1968: Một tốp 4 đặc công VC gồm 2 nam 2 nữ đột kích cơ sở nhật báo Chợ Lớn, đuổi hết mọi người, đặt 60 cân Anh chất nổ dẻo làm nổ tung tòa nhà.
Ngày 1 tháng 9, 1968: Các bác sĩ bệnh viện dã chiến 27 Hoa Kỳ cho biết có 2 phụ nữ người Thượng được đưa vào bệnh viện với chứng thiếu máu trầm trọng. Các bác sĩ khám phá ra rằng 2 phụ nữ này đã bị cán binh VC rút máu để sang cho thương binh của họ.
Ngày 12 tháng 9, 1968: Một tài liệu của VC do chính quyền tịch thu được ở quận châu thành tỉnh Bình Dương cho biết rằng VC ra lệnh giết 7 tù binh của họ để khỏi vướng bận trên đường rút lui.
Ngày 26 tháng 9, 1968: VC ném lựu đạn vào Chợ Bến Thành làm 1 người chết và 11 người bị thương.
Ngày 11 tháng 12, 1968: VC vào nhà trưởng toán nhân dân tự vệ quận Tri Tôn tỉnh Châu Đốc bắt trói ông lôi ra ngoài sân rồi dùng súng liên thanh ria nát người ông.
Ngày 6 tháng 1, 1969: Hai đặc công VC cỡi xe gắn máy áp xe hơi của Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí rồi ném lựu đạn vô xe khiến ông và tài xế tử thương và cận vệ bị thương.
Ngày 7 tháng 2, 1969: VC cho nổ một túi mìn gài ở chợ Cần Thơ làm 1 người chết và 3 người bị thương.
Ngày 16 tháng 2, 1969: Du kích VC vào làng Phước Mỹ tỉnh Quảng Tín tung lựu đạn nhiều nhà giết chết một số cư dân gồm người già và trẻ em không chạy kịp.
Ngày 19 tháng 2, 1969: VC gài bom trong xe đạp và cho nổ tại một tiệm đông người ở thị xã Trúng Giang tỉnh Kiến Hòa làm chết 6 thường dân và 16 người bị thương.
Ngày 24 tháng 2, 1969: VC vào nhà thờ Thiên Chúa giáo tỉnh Quảng Ngãi ám sát một linh mục và một thiếu sinh.
Ngày 4 tháng 3, 1969: VC đi xe gắn máy bắn chết giáo sư Trần Anh, viện trưởng đại học Sài Gòn. Trước đó ông đã nhận được thư hăm dọa của Biệt đội Cảm tử Nội thành Sài Gòn của VC.
Ngày 5 tháng 3, 1969: VC định quăng túi chất nổ vào xe hơi để ám sát Thủ tướng Trần Văn Hương nhưng thất bại và đa số VC can dự trong vụ này đã bị bắt.
Ngày 6 tháng 3, 1969: VC đặt chất nổ tại bệnh viện tỉnh Quảng Ngãi làm hư hại 2 xe cứu thương và một bệnh nhân sản khoa chết.
Ngày 9 tháng 3, 1969: VC vào nhà bà Phan thị Trí ở Xóm Láng tỉnh Gò Công bắt bà chặt đầu vì chồng bà đã bỏ VC và ra đầu thú với chính quyền. Cùng ngày trong tỉnh Quảng Nam, VC bố ráp các làng Lộc An, Lộc Mỹ và Lộc Hưng giết hai thường dân và bắt đi 10 thiếu niên theo chúng.
Ngày 13 tháng 3, 1969: VC tấn công vào hai làng người Thượng Kon Sitiu và Kon Bobanh thuộc tỉnh Kontum, giết chết 15 người, bắt đi 23 người, 2 người trong số này sau đó bị VC xử tử. 3 nhà dài, 1 nhà thờ, 1 trường học bị đốt. Một trưởng làng bị đánh chết. Những người sống sót kể lại VC hăm dọa họ không được hợp tác với chính quyền.
Ngày 21 tháng 3, 1969: VC tấn công một trung tâm tị nạn lần thứ hai bằng súng cối và B-40 giết chết 17 thường dân và làm bị thương 36 người khác, phần nhiều là phụ nữ và trẻ em.
Ngày 4 tháng 4, 1969: VC đặt mìn một ngôi chùa trong tỉnh Quảng Nam làm 4 người chết và 14 người bị thương.
Ngày 9 tháng 4, 1969: VC tấn công trại tị nạn Phú Bình tỉnh Quảng Ngãi đốt cháy 70 căn nhà, bắt cóc 4 người, làm cho 200 dân không còn nơi cư ngụ.
Ngày 11 tháng 4, 1969: VC gài túi chất nổ ở đình làng Long Thạnh tỉnh Phong Dinh làm 4 trẻ em bị thương.
Ngày 15 tháng 4, 1969: VC đột nhập trung tâm tị nạn An Kỳ tỉnh Quảng Ngãi để tuyên truyền và cưỡng bức đuổi người tị nạn về nhà. Khi dân phản đối, VC xả súng giết chết 9 người và làm bị thương 10 người khác.
Ngày 16 tháng 4, 1969: Du kích VC có võ trang vào trại tị nạn Hòa Đại tỉnh Bình Định tuyên truyền kêu gọi người tị nạn hồi cư. Bị từ chối, VC đốt sạch 146 căn nhà tạm trú.
Ngày 19 tháng 4, 1969: VC vào trại tị nạn Hiếu Đức tỉnh Quảng Nam bắt đi 10 người.
Ngày 22 tháng 4, 1969: VC tấn công một trung tâm chiêu hồi trong tỉnh Vĩnh Bình làm 5 người chết và 11 người bị thương.
Ngày 23 tháng 4, 1969: VC tấn công khủng bố trại tiếp cư ở Sơn Tịnh Quảng Ngãi, bắn chết 2 phụ nữ và bắt đi 10 người.
Ngày 6 tháng 5, 1969: VC bắt cóc và giết ông Lê Văn Giáo 37 tuổi ở làng Vĩnh Phú tỉnh An Giang vì ông này từ chối đóng thuế cho VC.
(Cảnh đổ nát bên trong Bưu Điện Sài Gòn do VC đặt bom ngày 8-5-1969)
Cảnh đổ nát bên trong Bưu Điện Sài Gòn do VC đặt bom ngày 8-5-1969
Ngày 8 tháng 5, 1969: Đặc công VC đặt bom trong trụ sở Bưu Điện Sài Gòn làm 4 thường dân chết và 19 người bị thương.
Ngày 10 tháng 5, 1969: VC giật chất nổ ở Dương Hồng tỉnh Quảng Nam giết chết 8 thường dân và làm 4 người bị thương.
Ngày 12 tháng 5, 1969: Đặc công VC tấn công Phú Mỹ tỉnh Bình Định làm chết 10 thường dân và làm bị thương 19 người. 87 nhà bị hư hại.
Ngày 14 tháng 5, 1969: VC pháo kích 5 phát đạn hỏa tiễn 122ly vào khu dân cư thành phố Đà Nẵng làm 5 người chết và 18 người bị thương.
Ngày 18 tháng 6, 1969: 3 trẻ em ở Quản Long An Xuyên bị thương khi chạy giỡn gần nhà đạp trúng mìn VC.
Ngày 19 tháng 6, 1969: VC bắt cóc và bắn chết đoàn viên nhân dân tự vệ Lương văn Thành ở Tân Thuận Đông tỉnh Định Tường. Cùng ngày tại Phú Mỹ Thừa Thiên, VC ám sát chết một người đàn ông 51 tuổi và bà mẹ 70 tuổi.
Ngày 24 tháng 6, 1969: VC pháo kích hỏa tiễn 122 ly vào bệnh xá Thanh Tâm ở Hố Nai Biên Hòa làm một bệnh nhân tử thương.
Ngày 30 tháng 6, 1969: VC pháo kích chùa Phước Long tỉnh Bình Dương làm một nhà sư tử thương và 10 khách viếng chùa bị thương. Cùng ngày, 3 đoàn viên nhân dân tự vệ bị bắt cóc ở Phú Mỹ Biên Hòa.
Ngày 30 tháng 6, 1969: Trung tâm tiếp cư Hưng Mỹ tỉnh Bình Dương trúng đạn hỏa tiễn VC làm 76 người bị thương.
Ngày 2 tháng 7, 1969: VC đột nhập văn phòng xã Thái Phú tỉnh Tây Ninh ám sát xả trưởng và người phụ tá.
July 17 tháng 7, 1969: VC tung lựu đạn vào Chợ Cồn Đà Nẵng làm bị thương 13 người, phần lớn là phụ nữ.
Ngày 5 tháng 8, 1969: VC tung 2 quả lựu đạn vào trường tiểu học Vĩnh Châu tỉnh Quảng Nam trong lúc trường đang có một buổi họp mặt, làm 5 người chết và 21 người bị thương.
Ngày 7 tháng 8, 1969: Đặc công VC gài và cho nổ 30 thỏi chất nổ Bệnh Viện Dã Chiến 6 của Hoa Kỳ ở Vịnh Cam Ranh, gây 2 tử vong và 57 bị thương, phần nhiều là bệnh nhân.
Ngày 13 tháng 8, 1969: Khủng bố VC tấn công hai trạm tiếp cư dân chạy loạn ở Quảng Nam và Thừa Thiên làm 23 người chết và 75 người bị thương, một số lớn nhà cửa bị phá sập hoặc hư hại.
Ngày 26 tháng 8, 1969: Một gia đình 8 người gồm cả trẻ sơ sinh mới 9 tháng đều bị VC giết bằng súng bắn vào gáy ở Hòa Phát tỉnh Quảng Nam.
Ngày 6 tháng 9, 1969: VC pháo kích Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến ở Đà Lạt khiến 5 học viên chết và 26 bị thương.
Ngày 9 tháng 9, 1969: Chính phũ VNCH đưa ra con số tổng kết trong 8 tháng đầu của năm 1969 có gần 5 ngàn thường dân bị VC sát hại.
Ngày 20 tháng 9, 1969: VC tấn công Trung Tâm Tị Nạn Từ Vân tỉnh Quảng Ngãi giết chết 8 người và làm 2 người bị thương. Tất cả nạn nhân đều là vợ con của các đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ. Tại Bình Sơn, toàn thể 8 người trong gia đình một viên chức cảnh sát đều bị giết.
Ngày 24 tháng Chín, 1969: Một chiếc xe đò trúng mìn Việt Cộng trên Quốc Lộ 1 về phía bắc Đức Thọ Quảng Ngãi làm 12 hành khách thiệt mạng.
Ngày 13 tháng Mười, 1969: Việt Cộng bắt cóc một linh mục Thiên Chúa Giáo và một phó tế tại nhà thờ Phú Hội tỉnh Biên Hòa. Cùng ngày, Việt Cộng ném lựu đạn vào Trung Tâm Chiêu Hồi Vị Thanh tỉnh Chương Thiện giết chết 3 thường dân và làm cho 46 người khác bị thương, khoảng phân nửa số người đó là thân nhân của các hồi chánh viên gồm phụ nữ và trẻ em.
Những vụ khủng bố liệt kê trên đây chỉ là một phần của những tội ác chiến tranh mà Việt Cộng gây ra đối với dân lành miền Nam, dư đủ để dùng làm bằng chứng truy tố và kết tội Đảng Cộng Sản Việt Nam trước Tòa Án Quốc Tế.
Tiến sĩ Carol Winkler, giáo sư Trường Đại Học Maryland qua quyển sách In The Name of Terrorism cho biết rằng giữa khoảng thời gian từ 1965 đến 1972, khủng bố VC đã giết chết hơn 33 ngàn người và bắt cóc 57 ngàn người khác trên toàn quốc VNCH. Riêng tại thủ đô Sài Gòn, các vụ khủng bố tàn độc quyết liệt hơn và giết hại nhiều sinh mạng hơn cả. Riêng trong năm 1964 không thôi có 19 ngàn vụ khủng bố VC, trong đó có vụ ám sát hụt thủ tướng Trần Văn Hương.
Douglas Pike, chuyên gia uy tín về Chiến Tranh Việt Nam và là người bỏ công sưu tầm nguồn tài liệu khổng lồ về đề tài này cho Trung Tâm Việt Nam tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Texas ở Lubbock, cho rằng vụ thảm sát năm Mậu Thân ở Huế của VC là vụ khủng bố tàn độc nhất trong suốt cuộc chiến với số người bị giết dã man lên đến cỡ 5 ngàn người. VC Hoàng Phủ Ngọc Tường nhúng tay vào vụ thảm sát này bào chữa cho rằng số nạn nhân trên do Mỹ dội bom khi chiếm lại nội thành nhưng ai cũng biết các mồ chôn tập thể nằm ở ngoại vi trên đường VC rút quân.
Phe Cộng sản tuyên truyền tạo cho thế giới cảm tưởng rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc nổi dậy của dân chúng chống ngoại xâm. Trên thực tế, đa số những người thiệt mạng do Việt Cộng khủng bố là thường dân người Việt, nạn nhân của các vụ phục kích khi di chuyển trên xe đò. Nhà cửa vùng quê xa xôi bị đốt, thanh thiếu niên bị cưỡng bức theo VC. Có sự hiện diện của ngoại nhân trên quê hương hay không, chính sách khủng bố để tạo khiếp đảm kinh hoàng sợ hãi của VC vẫn là một. Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, hàng triệu người liều chết bỏ nước ra đi đủ nói lên điều đó.
Phan Hạnh Toronto
Nguồn tham khảo:
https://hoalaivn.wordpress.com
http://www.11thcavnam.com
http://en.wikipedia.org
http://en.wikipedia.org
http://vnafmamn.com
http://letungchau.blogspot.ca
|
|
❏ Trước đăng: 31/01/2011
❏ Tái đăng ngày: 07/11/2017
Mậu Thân - Anh còn nhớ hay anh đã quên
Huy Phương
V
ào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba.
Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố.
Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam!
Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn.
Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá.
Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu. Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm.
Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.
Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại. Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm , mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy.
Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.
Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre.
Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngữa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào.
Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp (lấp đất) nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đi mày”.
Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, may mắn hưởng tràng AK đầu tiên.
Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng: đào hố, lấp đất chôn chính đồng bào ruột thịt của mình!
Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở.
Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào chôn người cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.
Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi.
Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn dấu cả với vợ con của anh những gì đã xảy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.
Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo.
Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.
Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta.
Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!
KBC Hải Ngoại
♥ ♥ ♥
❏ Trước đăng: 17/4/2011
❏ Tái đăng ngày: 07/11/2017
Ma Mậu Thân Tại Huế
Minh Trí
Những ai sống tại Huế mà không biết chuyện Ma tại trường Trung-Học Gia- Hội thì không phải là dân Huế.
Trong cuốn Luyện Văn (trang 99), ông Nguyễn Hiến Lê đã nói: “Tôi chưa gặp ma lần nào (mong lắm mà không được)...”
Có lẽ ông ta muốn thấy ma là để xem cách tả ma của vài tác-giả có đúng hay không. Tôi nghĩ là tôi may-mắn hơn ông ta vì tôi không những đã thấy ma một lần, mà thấy nhiều lần. Sau đây tôi chỉ xin tường-trình lại đúng 100% những hiện-tượng, những điều tai nghe mắt thấy để tùy qúy vị thẩm-định.
Ma Tại Trường Trung-Học Gia-Hội Huế. Trước khi nói đến ma Mậu-Thân, tức ma tại trường Gia-Hội, tôi xin sơ lược vài nét về biến-cố Tết Mậu-Thân, vì tôi nghĩ rằng những hồn ma tại trường Gia-Hội là do biến-cố đó mà ra.
Khi Việt Cộng tấn công vào thành phố Huế thì tôi đang ở tại Gia-Hội, cạnh xóm nhà vài người bà con ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi xin về phép để chung vui Tết với gia-đình; nhưng trước khi lên làng để thăm thầy mẹ, tôi ghé lại nhà người anh thì bị kẹt tại đây. Tôi phải cải trang và trốn chui trốn nhủi từ nhà nọ sang nhà kia. Nghe những người hàng xóm kể lại thì từng nhóm VC nhiều lần vào nhà tôi lục-soát, nhưng may là tôi không có trong nhà.
Sau một thời-gian chừng bảy hay tám ngày, khi được tin đồn Mang Cá đang còn được quân-đội VNCH bảo vệ thì tôi cùng gia-đình người bạn và một nhóm người khác tìm cách trốn về Bãi Dâu rồi vượt sông sang Bao Vinh. Tôi mặc áo quần rách-rưới, đội cái nón rách gảy vành và ôm một cháu bé của một gia-đình trong đoàn vừa run vừa đi. Khi gần đến Bãi Dâu, rất may là chúng tôi gặp những tên VC địa-phương chừng 13, 14 tuổi. Chúng rất dễ-dãi nên chúng tôi đi lọt và đến Bao Vinh an-toàn.
Chừng 1 giờ trưa hôm ấy, hướng về Gia-Hội, chúng tôi nghe rất nhiều tiếng súng nổ của VC xử tử nhân-dân. Thật là hú vía! Nếu chậm một vài giây thì chúng tôi cũng tiêu-tùng rồi!
Chúng tôi ở đây chừng một tuần hay 10 ngày, luôn ngóng về Gia-Hội. Trong thời-gian này, một anh bạn thân của tôi là viên Đại-Úy làm ở đại-đội Quân-Nhu thường xuyên thăm-viếng và giúp đỡ chúng tôi về tinh-thần cũng như vật-chất, và nhất là cho biết những tin sốt dẻo về cuộc chiến.
Khi nghe tin Gia-Hội đã được "giải-phóng", gia đình bạn tôi và tôi bèn trở về ngay. Anh ta nôn nóng muốn biết ngôi nhà mới xây của anh có bị bom đạn gì không. Còn tôi thì muốn biết chiếc xe Vespa Sprint của tôi mới mua vứt sau hè nhà của người bà con còn hay mất. Tôi nghĩ xe có mất cũng chả sao, chỉ tiếc những thứ quan-trọng cất trong xe. Nhưng rất may, nhà cũng như xe còn nguyên-vẹn.
Khi chúng tôi chưa tới trường trung-học Gia-Hội, cách chừng 1 km, thì đã ngửi thấy mùi hôi thối nồng-nặc. Đến nơi thì một cảnh rất thương-tâm bày ra trước mắt. Hơn 400 tử thi ửng hồng hay đỏ được sắp sít nhau từ cổng trường vào tận sau hàng tre. Theo lời mấy người đi giúp đào xác kể lại thì một, hai ngày trước đó, thân-nhân đã đến nhận chừng 150 xác đem về mai-táng rồi.
Tôi không hiểu chỗ ở đâu mà chôn nhiều như vậy? Tại Gia-Hội, ngoài trường Gia Hội còn có những mồ chôn tập thể khác: Ba Viên gần chùa Diệu Đế, bãi đất sau chùa áo vàng Tăng-Quang-Tự, Bãi Dâu, nhưng tôi không rõ số lượng tử-thi là bao nhiêu. Mấy đứa em và bà con của tôi thì tôi biết chắc là bị chôn sống ở Kim-Long nhưng tôi cũng cố gắng đi quanh một vòng để họa may nhận ra xác người quen nhưng thối quá nên phải dội lui!
Những ai đến nhận ra xác thân-nhân thì kỉnh cho các cụ đã đào xác một ít tiền để uống rượu mà thôi. Đêm đến, những xác chưa có người nhận thì bị heo hay chó ăn bớt tay chân! Trong cuốn hồi-ký, tướng Westmoreland nói số người bị giết trong vụ Mậu-Thân tại Huế là 2800 người. Thật ra, cả Huế và các vùng phụ-cận, tổng số người chết là gần 8000 người. Tôi muốn viết thư phân-bua với ông ta nhưng chưa có dịp.
Tám, chín tháng sau ngày Tết, hay gần suốt cả năm Mậu Thân, Huế là một thành phố chết…Hầu như mỗi ngày hay mỗi tuần, ở một góc phố, trên một con đường, trên một cánh đồng, trong sân đình, chùa, hay trong sân của trụ sở xã, người ta thấy một nhóm 5, 6 người mặc đồ tang ngồi quanh 1, 2 cái tiểu (hòm nhỏ) bọc giấy điều khóc lóc một cách rất ai oán; tiếng khóc vọng ra cả một vùng! Họ là những người vừa tìm ra xác thân nhân ở một nơi nào đó. Những người qua đường thường là đồng cảnh ngộ nên dừng lại thăm hỏi.
Mỗi khi thấy những cái quan tài màu đỏ là tôi rùng mình! Màu đỏ thường tượng trưng cho sự tươi vui, hạnh phúc như màu đỏ của hoa hồng, của thiệp cưới, của bao lì-xi… nhưng màu đỏ của quan tài trông rất là dễ sợ!
Không riêng gì thành phố Huế, tại các quận trong tỉnh Thừa Thiên như Phú Thứ, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền,v.v… cảnh những đoàn người đi tìm xác thân nhân xôn xao diễn ra hàng ngày.
Những tiếng khóc ai-oán, những quan tài đỏ rùng-rợn…cảnh sắc tang-tóc đó không bao giờ phai mờ trong óc tôi được! Còn nóng hổi như mới xảy ra ngày hôm qua!
Không hiểu vì sao mà VC thù ghét dân Huế đến như vậy?
Vài năm sau, khi nhắc đến biến cố Mậu Thân, vài sĩ quan Mỹ đã nói với tôi rằng: “Số người bị chết oan ở Mỹ Lai đâu có nhiều mà VC thổi phồng lên thành 150, xây lăng dựng bia làm rùm beng lên với cộng-đồng quốc-tế; còn tụi nó giết 8,000 người ở Huế thì sao lại im re? Hay là tên người chết quá nhiều nên không thể làm bia đá lớn để mà khắc lên được?"
Sau khi VC chiếm miền Nam, tôi còn được tiếp-tục đi dạy một vài năm tại trường trung học Gia-Hội. Và tôi thấy dư âm của Mậu-Thân vẫn còn lẫn-quất đâu đây. Đôi khi làm bồn hoa, trồng cây hay cuốc cỏ, học sinh tìm thấy một vài ống xương, một mái tóc, hay một đầu lâu trong bụi tre là chuyện bình-thường.
Hồi đó, đêm đêm các giáo sư được phân công trực. Một bữa nọ, tôi được phân công trực cùng với anh bạn. Đến 1 giờ sáng, anh ta bảo tôi:
- “Tôi cần về nhà để rửa mấy cuốn phim, anh trực một mình có sợ không?”
Tôi bèn đáp: “Không sao, anh có việc cần thì cứ về đi.”
Anh ta đi rồi tôi mới thấy lạnh người! Tôi vừa nằm xuống được vài phút thì nghe tiếng guốc lóc-cóc và tiếng cười trên lầu, ngay trên phòng giáo-sư. Chừng năm phút sau tôi nghe tiếng guốc đi dọc theo hành lang, tôi liền chạy vụt ra sân ngước nhìn lên thì thấy một vệt trắng, tựa như một cái khăn, loáng lên nơi cửa sổ hai, ba lần rồi biến mất. Tôi nằm xuống lại và cố ngủ nhưng lại nghe tiếng cười nổi lên, lần nầy rất là ghê-rợn! Tôi chạy ra sân và nói vọng lên lầu:
- “Cô nương nào đó, có buồn thì xuống đây nói chuyện cho vui!”
Không nghe trả lời, tôi vội bước vào. Tôi lại nghe tiếng cười rùng-rợn và tiếng rầm-rầm của bàn ghế bị xô đẩy. Tôi bèn ngồi dậy, chắp tay nói: “Tôi biết các bạn bị giết một cách oan-uổng! Nhưng các bạn chưa chết! Các bạn còn sống trong khuôn viên nầy! Tôi cầu mong vong linh các bạn sớm tiêu diêu nơi Miền Cực Lạc!” Sau đó tôi đọc mấy câu chú thì tiếng cười im bặt, và tôi ngủ đi khi nào không biết.
Sáng hôm sau, đến trường tôi kể chuyện bị ma khuấy phá cho mọi người nghe thì mọi người đều bảo: “Có lạ gì đâu! Ai trực đêm cũng gặp hoàn-cảnh như vậy!”.
Hai hôm sau, độ lúc 10 giờ sáng, trong khi tôi đang ngồi trong phòng giáo-sư thì nghe những tiếng thét rùng-rợn của các nữ-sinh từ dãy lầu phía tây. Tiếng thét khủng- khiếp, tựa như tiếng thét của người khi bị lưỡi lê đâm vào cạnh sườn. Những tiếng thét đó, tựa như một luồng điện, lan từ phòng nọ sang phòng kia, rồi sang dảy lầu phía đông, kéo dài từ 30 đến 40 phút, có khi lâu hơn, mới chấm dứt.
Chuyện học sinh la hét như vậy mỗi tuần xảy ra vài lần và kéo dài trong ba năm liền; và mỗi lần học-sinh la hét như vậy thì vang động cả thành phố. Các nam-sinh thì không la hét, nhưng chúng bảo “trong khi la hét, mặt mày các nữ-sinh ngồi bên cạnh trông rất dễ sợ.” Mỗi khi nghe học-sinh la hét vang dội thì những người đang đi trên đường Võ Tánh trước mặt trường đều dừng lại xem. Những ai sống tại Huế trong thời-gian từ 1976 về sau mà không biết chuyện ma tại trường Gia Hội là điều đáng ngạc-nhiên.
Một nữ-giáo-sư, dạy Vật-Lý, đã nói với tôi: “Tôi cố gắng trấn tĩnh hết sức, không thì đã ném viên phấn và cùng hét với tụi học trò rồi!” Có lẽ ma chỉ trêu các nữ sinh chứ không chọc cô giáo? Tôi thì không bao giờ được chứng-kiến các nữ-sinh trong lớp tôi đang dạy la hét cả, mặc dù nữ-sinh các lớp bên cạnh đang la hét rất dữ-dội. Các học-sinh của tôi nói rằng: “Có lẽ vì thấy thầy đang dạy các em nên ma không dám vào trêu chọc tụi em!”
Những cảnh như vậy diễn ra hầu như mỗi tuần vài lần và kéo dài trong ba năm liền nên hầu như mọi người đang sống tại Huế không thể nói là không biết?
Đến năm thứ ba, vì chuyện kéo dài quá lâu nên một lần nọ, ông hiệu-trưởng mời một chuyên-viên y-tế từ trạm xá Gia-Hội đến để thẩm-định tình hình. Anh ta bảo đó là do sự động kinh nhất thời mà thôi, không do ma quái gì cả. Một vài nữ-giáo-sư chi viện từ miền Bắc vào thì không đồng ý; họ quả-quyết đó là do bị ma trêu, vì họ biết một vài trường-hợp tương-tự như vậy đã xảy ra ở Hà Nội. Tôi hỏi một vài nữ-sinh vì sao mà la hét như vậy, thì các em đó luân-phiên cho biết rằng:
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh ngắt đang bóp cổ em.”
“Em thấy ai đang rị tóc em xuống và không thể ngẩng đầu lên được.”
- “Em cảm thấy một bàn tay chụp vào sau ót em và một bàn tay bịt mũi và miệng em lại.”
- “Em thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang bóp vào hông em.”
- “Em cảm thấy hai bàn tay lạnh ngắt đang kéo chân em.”
- “Em cảm thấy những móng tay sắc đang bấm vào hông em.”
- “Em cảm thấy một bàn tay lạnh sờ vào má em và nghe như ai hỏi bên tai “Em có yêu anh không? Có đi chơi với anh không?”, v.v...
Khoảng năm 1980 hay 1981, tôi gặp lại vài phụ-huynh ở quanh trường và hỏi họ về chuyện la hét của học trò thì họ cho biết như sau:
- “Thầy không biết à? Sau góc trường có một cái giếng sâu, bọn VC đã ném 17 hay 18 thanh niên xuống đó và lấp đất lại. Oan hồn các thanh-niên đó đã trêu chọc các nữ-sinh mà thôi. Chúng tôi và một nhóm phụ-huynh đã luân phiên nhau đến cái giếng cầu đảo bốn, năm đêm liền nên các cậu mới thôi trêu chọc con cái chúng tôi. Hơn cả tháng nay, đêm nào cũng có phụ-huynh đến đó cầu-nguyện.”
Khi viết đến đây tôi sực nghĩ rằng: Tại sao trong những năm từ sau 1968 cho đến 1975, các hồn ma vẫn “ở quanh quẩn” trong khuôn viên trường Gia Hội nhưng không khuấy phá học sinh mà mãi đến 1976 trở đi mới bắt đầu sách động? Hay là ma thương học sinh Cộng Hòa hơn học sinh XHCN chăng?
Những cựu học sinh trường Gia-Hội, hiện sống tại San José và ở Nam Cali, mỗi khi nghe lại chuyện Ma Mậu Thân tại trường thì đều rùng mình.
Chuyện ma tại trường trung-học Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được. Tôi tin rằng vong-linh các oan-hồn tại trường Gia-Hội vẫn còn “sống” tại đó. Chết đâu phải là hết?
Minh Trí
|
|
| |
I'm not sure why but this web site is loading extremely slow for me.
Trả lờiXóaIs anyone else having this problem or is it a issue on my end?
I'll check back later and see if the problem still exists.
Hello! I am very sorry for the late response. Please accept my apology. About loading too slow, I think at the time you're on my weblog; I was updating my works and that cause the most slowly problems. I am very sorry. Hopefully it will gone at your return.
XóaHello! I just wanted to ask if you ever have any trouble with hackers?
Trả lờiXóaMy last blog (wordpress) was hacked and I ended up losing several weeks of hard work due to
no backup. Do you have any methods to protect against hackers?
Yes I have it before (the trouble with hackers) but not now. You can also copy your works to a DVD Rewrite for in case. I am very sorry to hear your story about the hackers. Good luck. Have a nice day. Please read my apology's message at the bottom line. Thanks.
XóaYou can try to switch to Google Free Blogger to avoid attacking by hackers. Good luck!
XóaHello there! I could have sworn I've been to this site before but after reading through
Trả lờiXóasome of the post I realized it's new to me. Nonetheless, I'm definitely delighted I found it and I'll be
bookmarking and checking back often!
Thank you buddy! But let me apologize you about my late response. Having a great day!
XóaSimply want to say your article is as astounding. The clearness for your submit is simply excellent and i could suppose you are a professional on this subject.
Trả lờiXóaFine with your permission let me to seize your RSS
feed to stay updated with imminent post. Thank you one million and please carry on the
gratifying work.
Thanks a lot for your comment my dear friend; and I will do as your request. Very sorry for the late response.
XóaHurrah! Finally I got a weblog from where I can truly obtain valuable information concerning my study and knowledge.
Trả lờiXóaOh yes my buddy!
XóaThanks for sharing your thoughts on mua diều hòa cũ.
Trả lờiXóaRegards
You're welcome. I am very sorry for my late response.
XóaI'd like to find out more? I'd like to find out more details.
Trả lờiXóaThe fact is Communist crimes are uncountable to the world today. Personally I wish I can tell you some stories that I know by my eyes and retell by victims. Best of all, I will compete with time to rewrite on my web blog soon.
XóaDo you have a spam problem on this website; I also
Trả lờiXóaam a blogger, and I was wanting to know your situation; we have created some nice procedures and we are looking to swap solutions with others, be sure to shoot me an e-mail if interested.
No, not now yet; but it may happens to all of us sometimes. It is my pleasure to know you as a Blogger and I wanted to know the weblink. I am sorry for the late response because of my mistaken set up on the Comment Box.
XóaBạn thân mến:
Trả lờiXóaHôm nay khi kiểm tra Blog, mình vô tình phát hiện ra 79 comment của các bạn (tính đến ngày hôm nay 15/09/2020) đang ở trạng thái chờ xuất bản nhưng không hiển thị ở ô bên dưới bài viết.
Mình chân thành xin lỗi các bạn vì sự trục trặc kỹ thuật này. Ngay lập tức mình đã điều chỉnh và cập nhật lại rồi. Xin vui lòng cho mình thời gian để trả lời.
Cảm ơn các bạn. Chúc mọi sự tốt lành.
Dear friends:
Today when checking the Blog, I accidentally discovered 79 of your comments (as of today Sept 15, 2020) but in a state of waiting for publication but not displayed in the box below the post.
I sincerely apologize to you for this technical problems. Immediately I had adjusted and updated it already. Please give me time to respond.
Wish you all the best.
Thank you.